Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Vị trí lắp đặt điều hòa ở đâu phù hợp

Nhiều người nghĩ rằng lắp máy lạnh ở đâu cũng được đó là suy nghĩ rất sai lầm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình vì vậy việc lựa chọn vị trí lắp đặt máy lạnh phù hợp là rất cần thiết không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cho máy hoạt động hiệu quả tiết kiệm một khoản chi phí tiền điện mỗi tháng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn vị trí lắp máy lạnh thì sau đây là một số kinh nghiệm lựa chọn được các kĩ thuật viên sửa máy lạnh rút ra trong quá trình làm việc.
Vị trí đặt máy lạnh trong nhà ( cục lạnh )
Cục lạnh nên lắp để hướng gió thổi ra từ cục lạnh đi dọc theo chiều dài của căn nhà, với cách lắp này không khí lạnh sẽ được phân bổ đều toàn bộ căn phòng. Chiều cao cục lạnh nên cao tối thiểu là 2.5 m tính từ sàn và cách trần ít nhất là 50mm.
Các vị trí nên tránh khi lắp cục lạnh trong nhà:
Không treo cục lạnh giữa nhà: cục lạnh cần có giá đỡ cứng chống rung, máy mới bền.
Không gắn cục lạnh ở góc phòng: Không khí lạnh sẽ không phân bổ đều phòng.
Không lắp cục lạnh ở cửa ra vào, cửa sổ. Ở vị trí này, không khí và độ ẩm chênh lệch cao dễ gây hiện tượng đổ mồ hôi và ngưng tụ tại cửa gió.
Không lắp cục lạnh sát nền nhà: Đây là lỗi khá phổ biến, lắp theo cách này thì bạn sẽ thấy hiện tượng chân thì lạnh đầu thì nóng. Không khí nóng có xu hướng bốc lên cao, không khí lạnh chìm xuống dưới.
Không nên lắp cục lạnh trong nhà bếp: Môi trường không khí trong bếp thường có nhiều dầu mỡ, hơi muối….. nên dễ gây cho máy lạnh bị nghẹt và rỉ sét. Để cho phòng ăn có không khí lạnh khi ăn bạn nên ngăn phòng bếp và phòng ăn nếu muốn sử dụng máy lạnh. Còn cách tốt nhất là phòng ăn nên dùng không khí tự nhiên là tốt nhất.
Vị trí lắp đặt cục nóng
Cục nóng lắp ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Hướng thổi ra của cục nóng phải không có vật cản phía trước. Nếu vị trí lắp đặt cục nóng vị 2 lỗi trên thì ảnh hưởng lớn đến công suất lạnh và tiêu thụ điện của máy lạnh.
Vì cục nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, bạn đừng chọn vị trí là giữa bức tường là gá treo cục nóng. Hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải gắn vào bê tông chịu lực.
Cục nóng ngoài nhà nên thấp hơn cục lanh trong nhà, điều này làm cho dầu máy dễ hồi về block máy. Nếu trong trường hợp cục nóng cao hơn thì nên dùng bẫy dầu để đảm bảo dầu về lốc máy.
Khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh càng gần càng tốt, chênh lệch độ cao giữa 2 dàn nóng và lạnh không nên quá 5m.
Tốt nhất bạn nên bọc cách nhiệt riêng biệt đường nén và đường hồi ( đường nối giữa cục nóng và cục lạnh).
Lắp đường ống máy lạnh
Đường ống thoát nước ngưng tụ càng ngắn và thẳng càng tốt. Điều này giúp cho nước ngưng tụ thoát nhanh.
Tránh để đường thoát nước ngưng tụ quá dài, dễ gây nước ngưng tụ trào ngược lại trong phòng.
Tránh xả nước ngưng tụ xuống cống nước thải, dễ làm cho mùi hôi của cống chui qua đường ống thoát nước ngưng tụ vào máy lạnh và thổi lại vào phòng.

Những điều cần biết khi sử dụng điều hòa mùa hè

Máy lạnh giúp cho bạn giải tỏa được cái nóng oi bức của ngày hè làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhưng cái gì cũng có cái lợi và cái hại nên khi sử dụng máy lạnh bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có thể bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình bạn. Cùng xem qua bài viết của chuyên gia sửa máy lạnh chúng tôi nhé!
Nhiệt độ thích hợp
Mùa hè thời tiết càng nóng, chúng ta càng có xu hướng hạ nhiệt độ máy lạnh xuống để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng nhiệt độ lý tưởng của máy lạnh là 26-27 °C với người lớn, 27-29 °C với trẻ em. Nếu chỉnh máy lạnh quá thấp, chênh giữa nhiệt độ trong phòng và thời tiết bên ngoài sẽ tăng cao, dễ gây sốc nhiệt khi rời khỏi phòng, dẫn đến choáng váng, đau đầu, cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ với những người có cơ địa yếu.
Không để máy lạnh thốc vào mặt
Rất nhiều người có thói quen lắp máy lạnh đối diện với giường ngủ, để gió từ máy lạnh thốc thẳng vào mặt cho mát. Kì thực đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Nếu nhẹ, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho,… Nặng hơn, không ít trường hợp bị liệt cơ mặt do hướng thẳng mặt về phía máy lạnh. Bởi khi trời nóng, mồ hôi tiết ra làm bí các lỗ chân lông mà còn gặp phải hơi lạnh trực tiếp sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu ảnh hưởng, dẫn đến tê liệt các dây thần kinh trên mặt.
Uống nhiều nước
Hơi mát từ máy lạnh tạo cảm giác rất sảng khoái nhưng cũng là “thủ phạm” khiến cơ thể mất nước. Với nhân viên văn phòng hay các bạn “nghiện” nằm máy lạnh để tránh nóng, việc ngồi trong máy lạnh hàng tiếng đồng hồ sẽ khiến lượng nước trong cơ thể giảm sút, mắt khô và chảy nước, đầu óc mệt mỏi, bên cạnh đó còn làm làn da khô ráp và xám xịt. Do đó nếu phải ngồi máy lạnh lâu, hãy cố gắng uống nước đều đặn mỗi giờ nhé! Ngoài ra để giữ cho làn da luôn mịn màng, bạn cũng có thể thủ sẵn một chai xịt khoáng để cấp nước cho da thường xuyên.
Các quy tắc khi sử dụng máy lạnh mùa nóng
Không mở máy lạnh 24/24
Khi mở máy lạnh, chúng ta buộc phải đóng kín cửa phòng. Tình trạng này kéo dài 24/24 sẽ khiến không khí trong phòng không thể lưu chuyển, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ làm tăng nguy cơ các bệnh đường hô hấp, bên cạnh đó còn khiến trí não mệt mỏi, uể oải. Mặt khác thường xuyên nằm trong máy lạnh cũng tăng nguy cơ bị cảm và khiến sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Thay vì dùng máy lạnh liên tục, bạn nên thỉnh thoảng tắt máy lạnh khoảng 30 phút, mở cửa sổ cho thoáng khí, sau đó có thể sử dụng máy lạnh lại.

Cách lắp điều hòa trong phòng ngủ

Việc lắp máy lạnh trong phòng ngủ giúp chúng ta thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn, nhưng bên cạnh đó nếu chúng ta lắp máy lạnh sai cách sẽ đem lại hệ lụy sức khỏe cho bạn và những người thân trong gia đình. Vì vậy chuyên gia sửa máy lạnh chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn và lắp đặt máy lạnh trong phòng ngủ đúng cách, an toàn cho sức khỏe. Hãy tham khảo khi bạn muốn lắp máy lạnh cho phòng ngủ của mình nhé!
Chế độ tiện ích dành cho phòng ngủ
Thông thường, máy lạnh trong phòng ngủ thường hoạt động liên tục trên 8 tiếng mỗi ngày, vì vậy bạn nên chọn những dòng máy lạnh được trang bị máy nén Inverter, để giúp giảm chi phí điện năng sử dụng. Khi bạn khởi động máy lạnh Inverter, máy nén sẽ tăng tốc từ từ cho đến khi hết tải đồng thời khi đạt được nhiệt độ cài đặt, máy nén sẽ chạy chậm lại chứ không tắt hẳn, nhờ đó, máy sẽ vận hành êm ái hơn, tiêu hao ít năng lượng và nhiệt độ phòng luôn ổn định.
Không chỉ vậy, bạn cũng nên chọn những máy lạnh được ứng dụng các chế độ dành cho giấc ngủ. Thực chất, chế độ ngủ trên máy lạnh là một chế độ tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe đặc biệt của máy.
Chế độ này vận hành một cách tự động, cho phép máy lạnh sau khoảng thời gian cố định sẽ tự động tăng nhiệt độ lên để nhiệt độ phòng phù hợp với thân nhật của người sử dụng. Thông thường thì cứ sau 30 phút hoặc 1 tiếng thì nhiệt độ sẽ tăng lên ~1 độ, sau đó tiếp tục tăng đến 2 độ thì sẽ duy trì mức nhiệt độ đó. Chẳng hạn, chế độ ngủ đêm trên máy lạnh Daikin sẽ tự động khởi động khi bạn nhấn nút hẹn giờ tắt và cứ mỗi 60 giây thì máy lạnh sẽ tăng thêm 0.5 độ để mang đến sự thoải mái cho người dùng. Hay chế độ ngủ đêm trên máy lạnh LG, cứ 30 phút lại tăng lên 1 độ C cho đến khi nhiệt độ trong phòng tăng đến 2 độ C để phù hợp với thân nhiệt. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị thức giấc giữa đêm vì bị rét và sẽ có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.
Chọn máy lạnh phù hợp với diện tích phòng
Khi mua máy lạnh đầu tiên bạn nên suy xét đến diện tích hay thể tích phòng. Vì khi bạn chọn máy lạnh thiếu công suất so với thể tích hay diện tích phòng thì nhiệt độ phòng không đủ lạnh sẽ buộc máy lạnh phải làm việc liên tục, dẫn đến tốn điện, nóng mày và máy nhanh hỏng.
Phòng ngủ thường là phòng khép kín và ít khi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, vì vậy công thức để lựa chọn công suất cho máy lạnh chuẩn theo diện tích phòng là 1m2 x 600 BTU để có được công suất máy lạnh phù hợp với diện tích phong. Trong đó, BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.
Chẳng hạn, phòng ngủ nhà bạn có diện tích là 15 m2 thì dựa vào công thức ta có: 15m2 x 600 BTU = 9.000 BTU, tương đương với một chiếc máy lạnh có công suất là 1HP (1HP tương đương với 9.000 BTU).
Ngoài ra, nếu phòng ngủ của bạn có ánh nắng chiếu vào, thì bạn cần một máy lạnh có công suất mạnh hơn, với công thức: 1m2 x 800 BTU. Khi đó, với căn phòng 15m2 thì bạn cần một chiếc máy lạnh với công suất là 12.000 BTU, tương đương với chiếc máy lạnh 1,5 HP.

Cách sửa điều hòa LG bị kêu siêu đơn giản

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến máy lạnh LG bị kêu là do cách lắp đặt máy lạnh chưa đúng cách, do lưới lọc dàn lạnh bị bẩn hoặc các đinh vít chưa được siết chặt….Vì vậy khi bạn thấy máy lạnh LG bị kêu bạn hãy kiểm tra các nguyên nhân này đầu tiên và đưa ra biện pháp khắc phục tốt nhất. Nếu bạn không biết cách khắc phục bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ với trung tâm sửa máy lạnh chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tốt nhất.
Nguyên nhân máy lạnh LG bị kêu
Tiếng ồn cũng có thể phát sinh sau một thời gian sử dụng, như do quạt trong dàn lạnh hoặc các cánh đảo gió gây ra.
Tiếng ồn do cửa kính cửa nhôm trong phòng
Khi sử dụng một thời gian dài, lưới lọc trong dàn lạnh bị bẩn, đóng bụi cũng sẽ gây ra tiếng gió rít khi mở máy.
Tiếng ồn do vị trí lắp đặt máy không đúng kỹ thuật, độ cân không chuẩn xác dễ dẫn đến những rung động của máy trong quá trình sử dụng, và gây tiếng ồn.
Dư gas hoặc có chi tiết bên trong máy nén bị hư, có các bulong hay đinh vít bị lỏng. Chưa tháo các tấm vận chuyển và có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
Thông thường, mỗi máy lạnh đều có độ ồn nhất định trong quá trình hoạt động. Nếu dàn nóng phía ngoài được lắp gần cửa sổ phòng ngủ và cửa cách âm không tốt, thì sẽ thấy rất rõ tiếng ồn của động cơ trong dàn nóng khi máy hoạt động.
Cách khắc phục máy lạnh LG có tiếng kêu ồn
Hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ loại bỏ các chất bẩn bám lâu ngày làm phát ra tiếng ồn.
Kiểm tra cửa kính, nhôm trong phòng: Trong khi hoạt động, máy lạnh sẽ rung lên. Bạn phát hiện nguyên nhân này bằng cách đè lên cửa xem thử có hết tiếng ồn. Lúc này hãy dùng 1 lớp dây viền bằng cao su hoặc cách thiết bị khác làm vật cách giữa cánh cửa và khung cửa.
Hãy kiểm tra lại ốc vít ở bảng mặt trước của máy lạnh. Nếu nó bị lỏng hãy vặn cho thật chặt. Nếu như đó là một ốc vít khó vặn, hãy dùng băng dính để cố định lại bản mặt trước máy lạnh lại.
Kiểm tra quạt gió: Tắt máy và rút dây cắm điện của thiết bị. Tháo hộp khung bao quanh nó. Quay quạt gió một cách cẩn thận. Nếu thấy nó không cân bằng, hãy cẩn thận nắn lại đúng vị trí ban đầu để cho các cánh quạt đồng đều. Đôi khi, sức mạnh của cánh quạt làm cho nó đụng phải các lá gió của dàn ngưng máy lạnh.
Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Thay máy nén mới, nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của vỏ giàn nóng, cục nóng và gây nên tiếng ồn. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lõng thì xiết vừa phải nhé.
Liên hệ dịch vụ sửa máy lạnh uy tín
Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc sửa chữa vui lòng gọi cho dịch vụ của trung tâm sửa máy lạnh để được các nhân viên kỹ thuật tới tận nhà hỗ trợ, kiểm tra một cách nhanh chóng.
Nhân viên kỹ thuật tay nghề cao, rành chuyên môn, đã xử lý nhiều tình huống khó nhất trên máy lạnh đảm bảo sẽ mạng lại sự hài lòng, tin cậy đến với khách hàng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo. Thay thế linh kiện, phụ tùng hoàn toàn chính hãng.
Sửa chữa tận nhà có mặt sau khi nhận được thông tin trong thời gian sớm nhất
Công ty sửa chữa trên tất cả các Quận của TPHCM sẽ có mặt tại nhà quý khách nhanh chóng không làm mất thời gian cũng như chi phí của khách hàng.

Dịch vụ sửa điều hòa LG không chạy uy tín

LẠNH LG KHÔNG CHẠY
Dây điện cấp điện cho điều hòa bị đứt (Do chuột cắn)
Do chập cháy hỏng các thiết bị bên trong điều hòa (quạt, máy nén…)
Nước vào bo mạch làm hỏng bo mạch
Điều khiển từ xa bị hỏng
Aptomat cấp điện cho điều hòa bị hỏng
Nguồn điện cấp cho máy điều hòa quá thấp
Bo mạch bị lỗi không điều khiển được
CÁC BƯỚC KHẮC PHỤC MÁY LẠNH LG KHÔNG CHẠY
B1: Kiểm tra điều khiển từ xa xem còn hoạt động không
B2: Kiểm tra điện áp cung cấp cho điều hòa có đủ không nếu quá thấp điều hòa không chạy được.
B3: Kiểm tra aptomat và dây điện cấp điện cho điều hòa: dùng 1 dây điện khác cấp điện trực tiếp cho điều hòa không qua aptomat. Nếu điều hòa chạy thì dây điện bị đứt hoặc aptomat hỏng.
B4: Kiểm tra dây cung cấp điện cho điều hòa có bị đứt ko bằng cách: dùng 1 dây dẫn khác đấu qua aptomat. sau đó bật aptomat. nếu điều hòa chạy thì dây điện cấp điện cho điều hòa bị đứt.
B5: Bạn đã kiểm tra các bước trên : dây cung cấp điện, điều khiển từ xa, aptomat đều bình thường thì điều hòa của bạn bị hỏng các thiết bị bên trong: chập cháy bo mạch, lỗi bo mạch (lỗi chip điều khển), cháy quạt hoặc máy nén dẫn đến bị chập đầu vào. Với trường hợp này bạn gọi thợ kĩ thuật để được tư vấn kiểm tra, sửa chữa.
LIÊN HỆ DỊCH VỤ SỬA MÁY LẠNH UY TÍN
Nếu bạn không thể tự khắc phuc máy lạnh LG không chạy khi bạn không có chuyên môn thì trong tình huống này hãy gọi ngay cho dịch vụ sửa chữa của chúng tôi để giúp bạn khắc phục những tình trạng trên.
Có mặt nhanh chóng khi khách hàng kết thúc cuộc gọi khoảng 30 phút. Bắt đúng bệnh và chữa trị tận gốc không để bệnh tái phát .
Nhân viên kỹ thuật sửa máy lạnh làm việc nhiệt tình, chuyên nghiệp, tay nghề cao, thái độ lịch sự, thân thiện, lễ phép đối với khách hàng.
Giá cả phải chăng, bình dân so với thị trường
Quý khách hãy gọi ngay qua số điện thoại sau để được tư vấn, sửa chữa kịp thời.

Tại sao điều hòa LG không lạnh

Máy lạnh LG nhà bạn đang gặp phải sự cố không lạnh, bạn có muốn biết tại sao máy lạnh nhà mình không lạnh, nguyên nhân vì sao, do đâu máy lạnh không lạnh. Nếu bạn muốn tự tay khắc phục thì bạn cần nắm được các kiến thức cần thiết trong quá trình sửa máy lạnh. Bài viết sau đây chuyên gia chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự khắc phục máy lạnh LG không lạnh tại nhà dễ thực hiện.
Lý do khiến máy lạnh LG không lạnh
Là trong quá trình lắp đặt các mối hàn không được tốt thì sau một thời gian ngắn máy lạnh sẽ hết ga và không lạnh nữa.
Một nguyên nhân khá nhạy cảm nữa là nhiệt độ bên ngoài vào mùa nóng rất cao. Nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chỉ chênh nhau 7-10 độ C. Nếu nhiệt độ bên ngoài là 35 độ C thì máy lạnh không thể hạ nhiệt độ xuống 24 độ C được. Vì vậy nếu bạn cài đặt nhiệt độ dưới 240C trong trường hợp này là vô ích.
Nếu máy lạnh vừa lắp lên mà thấy kém lạnh thì có thể 1 trong 2 nguyên nhân sau. Máy lạnh bị xì gas hoặc công suất lạnh không đủ so với diện tích lắp đặt.
Ban đầu nếu máy chạy rất tốt nhưng sau thời gian 3 đến 6 tháng thì lại thấy không lạnh hoặc lạnh rất yếu. Nguyên nhân này đơn giản là do dàn lạnh sau thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào mặt trước dàn lạnh khiến hơi lạnh từ dàn lạnh không thoát ra ngoài được làm giảm nhiệt độ tại dàn lạnh. Khi nhiệt độ tại dàn lạnh xuống dưới 19 độ C thì hơi nước trong không khí bắt đầu ngưng tụ thành nước và gây ra hiện tượng chảy nước.
Các bước khắc phục máy lạnh LG không lạnh
Bước chuẩn bị
Đầu tiên, gỡ tấm lưới lọc bụi ở phía trước máy lạnh của bạn ra. Cần chuẩn bị một con dao và tuốc nơ vít trong trường hợp tấm lưới được gắn bằng ốc vít. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt nguồn điện trước khi tháo máy, sau đó đặt máy lên một mặt phẳng chắc chắn. Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của một người nữa, nếu máy quá nặng.
Làm sạch bộ lọc
Bộ lọc của máy lạnh mà đặc biệt là bộ lọc của các máy lạnh kiểu cửa sổ là bộ phận rất dễ bị bám bẩn nhất, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên (2-3 tuần/lần). Có thể làm sạch bộ phận này bằng một miếng giẻ mềm ẩm.
Rửa sạch bụi bẩn
Chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước ấm pha xà bông và thuốc tẩy. Sau đó, rửa sạch bộ lọc và tấm phên bằng hỗn hợp này để loại bỏ các chất bẩn. Trong trường hợp bộ lọc bị tắc khả năng làm mát của máy lạnh sẽ giảm đi. Sau khi rửa sạch, cần để khô hai bộ phận này trước khi lắp lại vào máy.
Hút bụi
Để làm sạch cuộn dây làm mát bạn cần sử dụng một máy hút bụi có gắn bàn chải để loại bỏ các bụi bẩn, cuộn dây ngưng tụ, cánh quạt và các bộ phận bên trong khác của máy lạnh. Hãy thực hiện thao tác này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
Kiểm tra các bộ phận bị cong
Hãy kiểm tra các lá tản nhiệt xem chúng có bị cong hay không. Nếu có, bạn cần mua một chiếc lược chuyên dụng trong các trung tâm thiết bị và sử dụng nó để làm thẳng các lá tản nhiệt. Thực hiện tương tự với các bộ phận bị cong khác.
Lắp đặt lại máy
Sau khi hoàn thành việc làm sạch các bộ phận, hãy lắp đặt lại cái bộ phận đã bị tháo rời và cắm điện để sử dụng máy.

Tắt điều hòa như thế nào cho đúng ?

Tắt máy lạnh là một công việc vô cùng dễ dàng, tuy nhiên làm thế nào để tắt đúng cách thì không phải ai cũng biết. Một số bạn thường chỉ tắt máy lạnh bằng cách nhấn nút Off trên remote, một số người dùng  khác lại tắt bằng cách ngắt cầu dao. Vậy chúng ta nên tắt máy lạnh như thế nào là đúng ? Để tránh máy lạnh bị hư hỏng và làm tốn chi phí sửa chữa máy lạnh.
Theo các chuyên gia điện lạnh, sau khi tắt bằng điều khiển thì máy lạnh đã tắt, tuy nhiên mạch điều khiển đóng mở của máy vẫn đang làm việc ở chế độ chờ điều khiển. Ở chế độ này, lượng điện năng tiêu thụ của mạch điều khiển là không đáng kể, nên nếu lưới điện nơi bạn ở ổn định thì có thể tắt bằng cách bấm nút OFF trên điều khiển là được.
Trong trường hợp bạn không có nhu cầu sự dụng máy lạnh trong thời gian dài hoặc gia đình bạn đi vắng cả ngày thì tốt nhất là bạn nên cẩn thận ngắt hẳn cầu dao của máy để tránh các trường hợp xẩy ra sự cố lưới điện như chập điện, chập mạch, điện lên xuống bất thường, mất pha…..có thể gây ra hiện tượng phóng xung điện làm hỏng bảng mạch điều khiển của máy, làm chúng ta phải sửa máy lạnh nhiều lần.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi điều hòa bị chảy nước

Rắc rối khi Điều hòa bị chảy nước Máy Điều hòa bị chảy nước sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại. Điều hòa chảy nước sẽ khiến cho că...