Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Nguyên nhân và cách khắc phục khi điều hòa bị chảy nước

Rắc rối khi Điều hòa bị chảy nước
Máy Điều hòa bị chảy nước sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại. Điều hòa chảy nước sẽ khiến cho căn phòng của bạn trở nên ẩm thấp, bốc mùi khó chịu; tường nhà trở nên ố vàng, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ, không khí ẩm dễ sinh sôi nhiều vi khuẩn có hại.
Điều hòa chảy nước, tiết kiệm, máy lạnh, tiền điện, lỗi lắp đặt, thợ sửa Điều hòa, nắng nóng, tuổi thọ
Sau một thời gian sử dụng, Điều hòa của nhà bạn bỗng “dở chứng” và có hiện tượng chảy nước.
Tệ hại hơn, Điều hòa bị chảy nước còn có thể gây chập điện, rò điện, gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình. Các thiết bị điện tử dễ bị hỏng hóc nếu đặt dưới máy Điều hòa bị chảy nước.
Điều hòa chảy nước, tiết kiệm, máy lạnh, tiền điện, lỗi lắp đặt, thợ sửa Điều hòa, nắng nóng, tuổi thọ
Điều hòa bị chảy nước gây rất nhiều rắc rối và khó chịu.
Nguyên nhân khiến máy Điều hòa bị chảy nước

Dàn lạnh bám bụi nhiều: Khi Điều hòa hoạt động lâu ngày, bụi bẩn sẽ bám vào dàn lạnh và dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước và tràn ra ngoài.

Máng nước bị vỡ hay nứt: Sau khi máy lạnh hoạt động qua một thời gian dài, độ ẩm trong phòng được tách ra khỏi không khí trước khi rơi xuống dàn lạnh và nhỏ xuống máng hứng nước rồi tạo thành các loại tảo chảy vào đường ống thoát nước. Sau đó, nếu người sử dụng không vệ sinh thì tảo và bụi bẩn càng bám nhiều, làm tắc nghẽn đường ống và gây nên hiện tượng tràn nước ở máng hứng và rò rỉ xuống tường và sàn nhà.

Lỗi lắp đặt Điều hòa kém: Điều hòa nhiệt độ có hiện tượng rò rỉ nước ở cục lạnh cũng có thể do việc sai sót trong khâu lắp đặt. Thợ kỹ thuật lắp đặt đường ống thoát nước không có độ dốc hoặc đường ống quá dài nhưng không có lỗ thông gió. Do đó, nước không thoát hết ra ngoài mà dội ngược trở lại máng hứng và làm tràn máng hứng. Hoặc Điều hòa bị lắp nghiêng sang một bên khiến máng hứng bị nghiêng theo. Vì thế, nước sẽ chảy về đầu thấp của máng hứng và rò rỉ lên tường, sàn nhà.

Máy bị thiếu gas:Khi Điều hòa bị non gas sẽ dẫn đến hiện tượng đông đã bên trong dàn lạnh, khiến máy không đảm bảo đủ nhiệt độ như mong muốn và làm đá tan chảy qua máng hứng, tràn ra ngoài.

Cách khắc phục Điều hòa bị chảy nước

Hãy tiến hành tổng vệ sinh cho dàn máy Điều hòa nhà bạn định kỳ, ít nhất là mỗi tháng 1 lần. Đối với việc bảo dưỡng Điều hòa thì bạn nên định kỳ 3 tháng/1 lần để luôn đảm bảo máy hoạt động ổn định, tăng hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ. Bạn nên tháo lưới lọc ra và vệ sinh sạch sẽ. Bạn dùng vòi xịt rửa nước vào lưới lọc, vẩy khô rồi lắp trở lại máy. Lưu ý: Vì lưới lọc làm bằng nilông nên không được dùng nước nóng trên 400C để rửa và sấy vì nước nóng và máy sấy sẽ làm lưới bị biến dạng, hỏng. Với bụi bẩn khó rửa bạn có thể dùng nước rửa bát pha loãng để làm sạch lưới lọc.
Điều hòa chảy nước, tiết kiệm, máy lạnh, tiền điện, lỗi lắp đặt, thợ sửa Điều hòa, nắng nóng, tuổi thọ
Nếu do tắc đường thoát nước thì bạn hãy nhanh chóng tiến hành thông tắc ống thoát nước bằng cách xịt, thổi thông ống bên trong. Hãy tháo tấm lưới lọc bụi ra và rửa sạch sẽ. Hãy nhớ kiểm tra xem ở dàn nóng có vật cản nào chắn không, nếu thấy có hãy tháo chúng ra vì đó là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước cho máy Điều hòa nhà bạn.

Khi ống thoát nước bị vỡ thì bạn nên nhờ thợ sửa chữa Điều hòa đến thay đường ống mới.

Nếu do lỗi lắp đặt thì lúc này, bạn nên nhờ nhân viên kỹ thuật đến canh chỉnh lại dàn lạnh, máng nước bị nghiêng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật.

Nếu do máy bị thiếu gas thì bạn cần phải nhờ thợ kỹ thuật đến kiểm tra, nạp thêm gas cho máy và vệ sinh tổng thể dàn lạnh.

Điều hòa bị đóng tuyết nguyên nhân và cách khắc phục

Điều hòa bị đóng tuyết là một sự cố xảy ra và báo hiệu cho chúng ta biết gas Điều hòa đã hết và cần bổ xung thêm gas để tiếp tục làm lạnh hiệu quả. Sửa Điều hòa khi bị đóng tuyết tuy đơn giản nhưng cần có thợ sửa chữa chuyên nghiệp để đạt được kết quả tốt nhất.


Nguyên nhân dẫn đến Điều hòa khi bị đóng tuyết

Chưa được bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng Điều hòa là một dịch vụ giúp khắc phục các vấn đề hư hỏng nhỏ xảy ra sau một thời gian sử dụng. Bụi bẩn góp phần làm máy hư hỏng và giảm tuổi thọ của Điều hòa, đồng thời hơi gas thổi ra sẽ bị cản trở lại và tích tụ lâu tạo thành tuyết.

Đường ống dẫn gas bị tắc nghẽn

Ngoài dàn nóng có những ống nhỏ dễ bị bám tuyết và gây tắc nghẽn đường ống dẫn gas khiến khí gas thổi ra ngoài chậm hơn. Khí gas thổi chậm và tập trung ở đầu dàn lạnh và nhiệt độ thấp dễ gây ra hiện tượng đóng tuyết.

Thiếu gas

Khi hơi gas yếu thổi ra khiến quạt không hoạt động tốt và khí gas chỉ được thổi nhẹ ra bên ngoài vừa không làm mát vừa khiến hơi lạnh tập trung gần Điều hòa và làm đóng tuyết.

Ống đống lắp đặt sai quy cách

Ống đồng là một đường vận chuyển khi lạnh từ dàn nóng sang dàn lạnh và khi bị co thắt hoặc tắc nghẽn Điều hòa sẽ không chuyển được khí lạnh sang và không thể làm lạnh. Một chút khí lạnh lọt qua sẽ không tỏa xuống dưới được và chỉ tập trung ở gần dàn lạnh khiến nhiệt độ giảm sâu.

Điều hòa đóng tuyết với nhiều trẻ em là hiện tượng thích thú như trên tivi nhưng bên trong tuyết Điều hòa này lại chứa hàng ngàn con vi khuẩn có thể gây các bệnh hô hấp đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ.

6 nguyên nhân và cách khắc phục tiếng ồn điều hòa

Tiếng ồn Điều hòa thường xuyên phát ra khi hoạt động là hiện tượng không hiếm gặp và gây nhiều phiền toái cho người dùng.
6 nguyên nhân và cách khắc phục tiếng ồn máy Điều hòa
Hãy cùng tham khảo một vài nguyên nhân và giải pháp khắc phục được trang Do It Yourself chia sẻ dưới đây:
1. Kiểm tra lại cửa sổ bằng kính của bạn để khắc phục tiếng ồn Điều hòaHầu hết những nguyên nhân được chia sẻ về tiếng ồn của máy điều hoà không khí là do tiếng rung của cửa sổ kính. Khi hoạt động, máy điều hoà không khí rung lên như một cái máy nén. Đây là nguyên nhân làm rung một vài thứ mà nó tiếp xúc. Đặt một tay lên cửa sổ và lắng nghe xem có âm thanh khác thường hay không. Nếu có, bạn đã tìm ra nguyên nhân và cũng thật dễ dàng để khắc phục vấn đề này bằng cách đặt lại dây viền cách ly ở giữa cửa sổ và khung cửa. Phết lại ma-tít ở khung cửa cũng là một cách khắc phục lỗi này.
2. Kiểm tra lại khung trượt cửa sổNếu bạn không cảm thấy sự thay đổi âm thanh nào từ máy Điều hòa trong trường hợp đầu tiên, hãy kiểm tra lại sức đè của cánh cửa lên khung trượt và nếu có phát hiện âm thanh khác thường nào, hãy khắc phục nó bằng cách chèn một miếng gỗ vào chổ hở ở giữa cửa và khung trượt để cố định nó.
3. Kiểm tra bản mặt trước của máy điều hoà không khíNếu cả hai trường hợp ở trên đều không phải là nguyên nhân máy Điều hòa phát tiếng ồn, hãy kiểm tra lại ốc vít ở bảng mặt trước của máy điều hoà không khí. Nếu nó bị lỏng, gần như có thể khẳng định chắc chắn đây là nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Nếu như đó là một ốc vít khó vặn, hãy dùng băng dính để cố định lại bản mặt trước máy điều hoà không khí lại.
4. Kiểm tra quạt gió máy Điều hòaTắt máy và rút dây cắm điện của thiết bị Điều hòa. Tháo hộp khung bao quanh nó. Quay quạt gió Điều hòa một cách cẩn thận. Nếu thấy nó không cân bằng, hãy cẩn thận nắn lại như nguyên bản ban đầu để cho các cánh quạt đồng đều. Đôi khi, sức mạnh của cánh quạt làm cho nó đụng phải các lá gió của dàn ngưng Điều hòa. Nếu thế, bạn hãy nắn cánh quạt lại cho đúng vị trí.
5. Kiểm tra phần cuộn dây điện đầu raMáy Điều hòa không khí tạo ra nhiều tiếng ồn nếu đoạn dây kim loại (pigtail) ở hệ thống cuộn của giàn ngưng đụng phải hộp quạt. “Pigtail” là một từ chuyên ngành trong kỹ thuật, ở đây nó là đoạn kim loại ở phần đầu ra từ giàn ngưng đến hệ thống cuộn giàn ngưng (condenser coil). Để kiểm tra nó, lắc lư nhẹ hộp máy và xem đoạn kim loại này có đụng phải hộp quạt hay không. Nếu có, khắc phục bằng cách đặt một miếng cao su ở giữa đoạn kim loại này và hộp quạt. Cố định lại hộp ngoài của máy điều hoà không khí, cắm dây nguồn vào và bật máy để kiểm tra xem máy giảm bớt tiếng ồn hay chưa.
6. Một số lý do khácKhi máy điều hoà không khí đặt ở ngoài môi trường, một thời gian dài nó sẽ bị bụi bẩn và các mảnh vỡ khác như vỏ cây bị kẹt vào quạt gió. Làm sạch quạt gió sẽ cải thiện được tình trạng này.
Nếu kiểm tra kỹ mà bạn không gặp phải trường hợp nào được kể ở trên, có thể vấn đề bạn gặp phải nghiêm trọng hơn và lúc đó cách duy nhất là tìm đến những trung tâm sửa chữa điện máy chuyên nghiệp.

6 bước sửa điều hòa không lạnh tại nhà

Điều hòa không lạnh đôi khi đến từ những vấn đề rất đơn giản. Hãy thử tự xử lý vấn đề này tại nhà với 06 bước sau nhé.
Một trong những vấn đề người dùng hay gặp phải nhất là Điều hòa không lạnh như mong đợi. Bài viết của các chuyên gia Do it Yourself sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xử lý khi Điều hòa không lạnh.
6 bước sửa Điều hòa không lạnh tại nhà-1

1. Chuẩn bị

Đầu tiên, gỡ tấm lưới lọc bụi ở phía trước máy Điều hòa của bạn ra. Cần chuẩn bị một con dao và tuốc nơ vít trong trường hợp tấm lưới được gắn bằng ốc vít. Trước khi tháo máy, hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt nguồn điện, sau đó đặt máy lên một mặt phẳng chắc chắn. Nếu chiếc máy quá nặng, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của một người nữa.

2. Làm sạch bộ lọc, bộ lọc bẩn là nguyên nhân phổ biến khiến Điều hòa không lạnh

Bộ lọc của máy Điều hòa nhiệt độ mà đặc biệt là bộ lọc của các máy Điều hòa kiểu cửa sổ là bộ phận rất dễ bị bám bẩn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên (2-3 tuần/lần). Hãy làm sạch bộ phận này bằng một miếng giẻ mềm ẩm.

3. Rửa sạch bụi bẩn

Chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước ấm pha xà bông và thuốc tẩy. Sau đó, rửa sạch bộ lọc và tấm phên bằng hỗn hợp này để loại bỏ các chất bẩn. Khả năng làm mát của máy Điều hòa sẽ giảm đi trong trường hợp bộ lọc bị tắc. Sau khi rửa, cần để khô hai bộ phận này trước khi lắp lại vào máy.

4. Hút bụi

Bạn cần sử dụng một máy hút bụi có gắn bàn chải gắn để loại bỏ các bụi bẩn nhằm làm sạch cuộn dây làm mát, cuộn dây ngưng tụ, cánh quạt và các bộ phận bên trong khác của máy Điều hòa. Hãy thực hiện công việc này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.

5. Kiểm tra các bộ phận bị cong

Hãy kiểm tra các lá tản nhiệt xem chúng có bị cong hay không. Nếu có, bạn cần mua một chiếc lược chuyên dụng trong các trung tâm thiết bị và sử dụng nó để làm thẳng các lá tản nhiệt. Thực hiện tương tự với các bộ phận bị cong khác.

6. Lắp đặt lại máy

Sau khi hoàn thành việc làm sạch các bộ phận, hãy lắp đặt lại cái bộ phận đã bị tháo rời và cắm điện để sử dụng máy.

Hướng dẫn cách tự sửa điều hòa bị chảy nước

Nếu Điều hòa nhiệt độ gia đình bạn bị chảy nước trong nhà có thể do máy bị bẩn lâu ngày gây tắc đường thoát nước. Bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục theo hướng dẫn sau:

Bình thường máy Điều hòa chỉ chảy nước từ cục nóng bên ngoài. Khi bị chảy nước từ cục lạnh trong nhà có thể do các nguyên nhân: máy bị bẩn vì lâu ngày chưa vệ sinh máy, tắc đường thoát nước, máng nước bị nứt hoặc có thể máy bị non ga.

Quy trình kiểm tra và sửa Điều hòa

Trước hết, bạn có thể tự kiểm tra nhanh xem nếu máng thoát nước bị nứt vỡ, thì cần phải thay mới; Còn nếu nguyên nhân do tắc đường thoát nước thì việc xử lý rất đơn giản. Hãy xem phía ngoài chỗ ống thoát nước ra từ cục nóng bên ngoài có bị vật gì chặn vào hoặc ống có bị gấp khúc khiến việc thoát nước khó khăn không. Bạn cũng có thể cầm đầu ống, hút hoặc thổi nhẹ để thông bụi hay bóng nước làm tắc ống bên trong, nếu có. Nếu trường hợp do máy bị bẩn, lâu ngày chưa được vệ sinh, bạn hãy tháo lưới lọc bụi ra, phun rửa sạch và lắp vào.
Điều hòa nhiệt độ bị chảy nước từ dàn lạnh cũng có thể do máy bị non ga, gây nên hiện tượng đông đá bên trong dàn lạnh. Khi chạy máy sẽ không đảm bảo đủ nhiệt độ như mong muốn và làm đá tan chảy qua máng hứng. Trường hợp này bạn không thể tự xử lý được và cần phải gọi thợ kỹ thuật kiểm tra và nạp thêm ga cho máy, đồng thời vệ sinh tổng thể cho dàn lạnh.
Tốt nhất, trước mỗi thời vụ sử dụng máy nhiều, bạn nên gọi thợ đến làm vệ sinh và kiểm tra toàn bộ máy, để đảm bảo máy chạy tốt và tăng độ bền cho máy.
Theo kienthuc.net.vn

Hướng dẫn cách xử lý điều hòa bị nhiệt độ có mùi hôi khó chịu

Nếu Điều hòa nhà bạn có hiện tượng tạo ra mùi hôi khó chịu thì bạn có thể tự xử lý bằng cách chuyển sang chế độ (mode) Dry để máy tự sấy khô bên trong và không khí ẩm mốc bị loại bỏ
mui hoi 2
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Điều hòa có mùi hôi nhưng có một số nguyên nhân cơ bản thông thường sau:

1. Nguyên nhân gây hiện tượng mùi hôi Điều hòa:

Mùi hôi từ Điều hòa không khí thường được gây nên bởi bụi bẩn, nấm mốc và virus tích tụ bên trong máy.Những tác nhân gây mùi hôi này có thể bám trên cuộn dây tụ, cuộn dây dàn bay hơi, máng thoát nước và các bộ lọc. Vì vậy bạn cần vệ sinh các cuộn dây & máng thoát nước và thay thế các bộ lọc sẽ loại bỏ đa số mùi hôi. Thường xuyên bảo dưỡng Điều hòa cũng sẽ tránh được hiện tượng này xảy ra và giữ cho Điều hòa không khí hoạt động hiệu quả hơn, bền hơn.

2. Cách tự vệ sinh Điều hòa:

mui hoi 1
Dưới đây Huy điện lạnh xin chia sẻ quy trình vệ sinh Điều hòa để bạn có thể tự làm ở nhà:
– Ngắt hoàn toàn nguồn điện khỏi Điều hòa trước khi vệ sinh.
– Mở nắp cuộn dây dàn bốc hơi. Cuộn dây này thường đc đặt gần bộ phận làm nóng hoặc bộ phận giải quyết không khí.

3. Mẹo xử lý mùi hôi từ máy Điều hòa:

Máy Điều hòa sau một thời gian sử dụng sẽ có những hiện tượng hoạt động kém hơn trước hoặc bị các mùi hôi khó chịu xuất hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn. Và bạn có thể tự khắc phục mùi hôi này nếu không xảy ra thêm các vấn đề kỹ thuật khác.
Cách khắc phục mùi hôi từ máy Điều hòa :
Bước 1.
– Dùng điều khiển bất chế độ ( Dry ) là chế độ hút ẩm làm lại thao tác này vài lần. Nếu sau một lúc không có biểu hiện gì thì bạn chuyển sang thực hiện bước 2.
Bước 2.
-Tắt máy ngắt nguồn điện áptomát, ngắt cầu dao hoặc rút phích điện ra khỏi nguồn.
– Dùng các chất tẩy rửa đơn giản để tự vệ sinh như nước rửa bát pha loãng, xà phòng pha loãng, nước chanh pha loãng…
– Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Một chiếc bàn trải nhỏ, khăn xô 2 cái (Một cái lau ướt và một cái lau khô)
Bước 3.
– Thực hiện thao tác tháo bỏ màng lọc bụi và thanh gang chắn gió của Điều hòa ra. Sau đó mang đi xịt rửa dưới vòi nước bằng các chất tẩy rửa và khử mùi lau khô.
– Dùng tuýp bàn trải để cọ những bụi bẩn trong Điều hòa, dùng nước hòa với các chất tẩy để xịt rửa và khử mùi bộ phận dàn lạnh và lau khô. ( Tránh nước vào mạch )
– Lau chùi tổng thể cả trong lẫn bề mặt ngoài vỏ máy. Sau đó lắp ráp lại vị trí như cũ và bật Điều hòa cho chạy thử.
Sau thời gian chạy thử khoảng 15 – 30 phút để kiểm tra chắc chắn Điều hòa nhà bạn đã hết mùi hôi và sạch khuẩn chưa. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp Điều hòa quá nặng mùi và nếu vẫn thấy có mùi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ hoặc chỉ đỡ đi phần nào thôi thì bạn nên liên hệ với các trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín như Trung tâm Huy điện lạnh để được các chuyên gia giúp đỡ tư vấn và trực tiếp kiểm tra nguyên nhân còn tiềm ẩn trong máy Điều hòa cho nhà bạn.

Nguyên nhân vì sao điều hòa không mát? Cách khắc phục

Tại sao Điều hòa không lạnh

Vào mùa nóng, nhiệt độ trung bình có thể lên tới 39 độ. Thật phiền toái khi sử dụng Điều hòa lại không lạnh. Trong bài viết này Điện Lạnh Hà Nội xin nêu ra một vài nguyên nhân khiến Điều hòa không lạnh, kèm đó là cách khắc phục các nhanh các sự cố trên.

1. Điều hòa bị mất gas
Đây là một trong các nguyên nhân chính. Điều hòa mất gas do rỏ rỉ đường ống, rỏ rỉ tại các mối nối, giắc co hoặc do sử dụng lâu không được bảo dưỡng.
Để khắc phục hiện tượng này cần phải có thợ sửa Điều hòa lành nghề với các thiết bị kiểm tra đường ống chuyên dụng, đảm bảo chắc chắn đường ống không bị hở sau khi sửa chữa và nạp gas Điều hòa bổ sung.
Thông thường với hiện tượng mất gas quý bạn đọc nên gọi ngay tới các công ty điện lạnh để được tư vấn sửa chữa hợp lý.
2. Điều hòa quá bẩn
vệ sinh lưới lọc Điều hòa
Công việc vệ sinh mặt lạnh tương đối đơn giản, bạn có thể thực hiện ở nhà.
Mặt lạnh Điều hòa nếu lâu ngày hoạt động mà không được bảo dưỡng, bụi bẩn sẽ bám mảng khiến lượng gió mát không được thổi ra ngoài. Nguyên nhân này cũng chiếm một tỷ lệ cao.
Khắc phục hiện tượng này các bạn chỉ cần vệ sinh lại Điều hòa, vệ sinh lưới lọc. Tuy nhiên nếu Điều hòa quá bẩn cần có thêm các thiết bị xịt rửa mặt lạnh chuyên dụng để bóc các lớp mảng bám bẩn. Dịch vụ bảo dưỡng Điều hòa hiện giờ cung cấp với mức giá chỉ 90.000 – 120.000 đồng/máy.
3. Điều hòa bị hỏng tụ
tụ điện Điều hòa
Giá thay thế tụ điện Điều hòa dao động từ 250.000 đến 450.000 tùy từng loại
Hỏng tụ nguyên nhân là do Điều hòa bị chạy quá tải, nhiệt độ để quá thấp, block phải chạy trong thời gian dài và không thể ngắt được.
Vào những ngày mùa nóng, bạn chỉ nên để nhiệt độ vào khoảng 26-27 độ, không nên để nhiệt độ quá thấp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mọi người.
Nếu Điều hòa bị hỏng tụ, chỉ có quạt gió mặt lạnh hoạt động, Điều hòa lúc này không khác gì một chiếc quạt thông thường. Bạn cần gọi ngay tới dịch vụ sửa Điều hòa để được tư vấn sửa chữa kịp thời.
Trên đây là một vài các nguyên nhân chính khiến Điều hòa chạy mà không lạnh. Hi vọng với những chia sẻ này quý khách sẽ có những biện pháp sử dụng và vệ sinh Điều hòa hợp lý trong những ngày nắng nóng.

Các tìm kiếm liên quan đến dieu hoa khong mat
  • tai sao dieu hoa khong mat
  • dieu hoa khong mat vi sao
  • Điều hòa không lạnh
  • dieu hoa oto khong mat
  • dieu hoa chay nhung khong mat
  • máy Điều hòa không lạnh
  • tại sao Điều hòa không mát
  • dieu khong the mat ngoc chau

Nguyên nhân và cách khắc phục khi điều hòa bị chảy nước

Rắc rối khi Điều hòa bị chảy nước Máy Điều hòa bị chảy nước sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại. Điều hòa chảy nước sẽ khiến cho că...