Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

9 Típ nên biết nếu muốn tiết kiệm điện cho điều hòa

Chiếc điều hòa phải hoạt động hết công suất để chống lại cái thời tiết nóng như sa mạc Sahara tại Hà Nội. Lượng điện tiêu thụ là không hề nhỏ, nhưng chúng tôi có cách giúp tiết kiệm đang kể lượng điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo sự mát mẻ cho người dụng. Bạn có muốn biết không? Xem ngay 9 tuyệt chiêu dưới đây để áp dụng.
  • Những mẹo chăm sóc da cơ bản nhất trong phòng điều hòa

9 tuyệt chiêu hay giúp tiết kiệm điện cho điều hòa

Nó chỉ là những hành động đơn giản nhưng hiệu quả lại rất cao nên đừng bỏ qua.

1. Chọn điều hòa có công suất phù hợp với không gian

Công việc này khá quan trọng nhưng nhiều người không để ý. Hãy lắp đặt những chiếc điều hòa có công suất phù hợp với phòng để tránh tình trạng lạnh quá hoặc có điều hòa như không. Cụ thể như sau:
chon-dieu-hoa-phu-hop-cong-suat

  • Với phòng có diện tích 9 – 18 m², bạn có thể lắp điều hòa có công suất 9000 BTU/h,
  • Diện tích trong khoảng 15 – 24 m² cần dùng máy 12.000 BTU/h
  • Diện tích 24 – 35m² cần chọn loại 24.000 BTU…

2. Chọn hướng, vị trí lắp đặt phù hợp

Nếu lắp đặt điều hòa tại vị trí nóng sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn, tức là tốn tiền điện hơn. Do đó, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà – nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn.
>> Xem ngay: Vị trí lắp đặt điều hòa tốt nhất cho sức khỏe
Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.

3. Tắt điều hòa đúng cách

Rất nhiều người cho rằng, khi không sử dụng điều hòa chỉ cần tắt ở điều khiển là đủ. Đó là sai lầm, bởi máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng mà bạn không biết. Vậy nên, hãy tắt bằng điều khiển và không quên ngắt attomat.
tat-dieu-hoa-dung-cach

4. Sử dụng điều hòa cùng quạt gió

Hãy sử dụng quạt gió để chia không khí lạnh đi khắp phòng, tránh tình trạng bật điều hòa mà chỗ lạnh run người, chỗ nóng như không. Đây cũng là cách giúp tránh cảm giác khô và bảo vệ sức khỏe cho bạn, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.
meo-tiet-kiem-dien-dieu-hoa

5. Bảo dưỡng theo định kỳ

Việc bảo dưỡng máy điều hòa theo định kỳ giúp điều hòa hoạt động tốt, giúp nguồn không khí sạch hơn. Cụ thể điều hòa cần được làm sạch và thay bộ lọc ít nhất mỗi 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần.6. Hạn chế để điều hòa hoạt động cả ngày

6. Sử dụng điều hòa trong phòng có cửa kính

Bạn nên sử dụng rèm nếu như trong phòng điều hòa có cửa kính. Nếu ánh nắng chiếu vào thì cửa kính đó thì sẽ kính sẽ hấp thu nhiệt và khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn để làm mát nhà. 
Ngoài ra, chúng tôi còn chuyên nhận sửa tủ lạnh tại nhà giá rẻ tại Hà Nội, nếu có nhu cầu hãy chọn chúng tôi.

7. Không nên bật, tắt nhiều lần

Tắt bật thường xuyên, gây tác dụng ngược lại, khiến điện năng tiêu hoa nhiều hơn do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy bạn để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.9. Thay đổi hướng gió thường xuyên

8. Đặt nhiệt độ hợp lý

Chỉ nên sử dụng điều hòa tại mức nhiệt trung bình từ 25-27 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hâu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.

9. Tăng nhiệt vào ban đêm

Vào ban đêm, cơ thể con người không đòi hỏi mức nhiệt thấp. Hãy tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 – 2 giờ. Như vật sẽ giảm thời gian sử dụng, tiết kiệm tiền.
Toàn là những công việc mà hầu hết ai sử dụng điều hòa cũng biết, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tối ưu từng công việc đó. Nếu bạn đã đọc hết bài viết này thì hãy giúp gia đình mình sử dụng điện năng một cách hợp lý nhất. Chúc bạn và gia định mạnh khỏe.

Vì Sao Điều Hòa Không Mát? cách khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho điều hoà hoạt động nhưng không mát và trả lời hay nhất cho câu hỏi “Tại sao điều hoà không mát?” sẽ có trong bài viết này.

Tại sao điều hoà không mát?

Máy điều hoà sau một quá trình sử dụng có thể bị bụi bẩn ở 2 dàn tản nhiệt cục trong và cục ngoài nhà. Tuỳ theo môi trường mà thời gian bị bụi bẩn sẽ khác nhau. Chính vì vậy khi có hiện tượng kém lạnh bạn nên quan sát xem dàn ngoài nhà có bị bẩn không. Xem lưới lọc cục trong nhà có bị bụi bám bết làm cản trở tuần hoà gió lạnh không.
Tại Sao Điều Hòa Panasonic Không Mát?

Cách khắc phục việc điều hoà hoạt động nhưng không mát

  • Nếu trường hợp lắp đặt điều hòa ở vị trí dễ dàng bạn có thể tự làm (máy không quá bẩn) bằng cách rửa sạch lưới lọc cục trong nhà. Cục ngoài nhà lấy chổi phẩy nhẹ vào dàn tản nhiệt trong khi vẫn để cho máy chạy bình thường.
  • Trường hợp máy lắp ở vị trí khó thao tác và quá bẩn thì bạn nên gọi thợ kỹ thuật đến bảo dưỡng. Bạn nên bảo dưỡng định kỳ 1 – 2 năm một lần và lưu ý gọi thợ quen hoặc có uy tín vì nếu không rất dễ bị thợ moi tiền bằng cách tự động xả gas, rồi bắt bạn trả phí tiền nạp bổ sung gas.
  • Trường hợp điều hoà không mát do thiếu ga: Nhiều mối rò rỉ rất nhỏ phải sau cả năm mới có biểu hiện. Sau khi tổng vệ sinh bảo dưỡng điều hòa mà vẫn thấy ít lạnh thì phải kiểm tra gas ngay.
  • Nếu thấy thiếu gas nhiều trong thời gian sử dụng ngắn thì phải tìm nguyên nhân rò rì, khắc phục xong rồi mới nạp gas lại. Nếu nạp gas bổ sung mà không kiểm tra thì cũng chỉ sau một thời gian lại mất gas mà không mát như cũ. Máy luôn sạch và đủ gas sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn và bền hơn.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Tiền điện tăng vọt khi cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp

Theo các chuyên gia điện máy, vào mùa hè, điều hòa dường như trở thành vật bất ly thân ở hầu hết gia đình. Để chống chọi với cái nắng nóng như thiêu như đốt, nhiều gia đình có thói quen thường xuyên cài đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, thậm chí còn bật điều hòa 24/24, cho chạy từ ngày này qua ngày khác.
Song, chính vì thói quen cài đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp gây ra nhiều nguy hại. Cụ thể, khi cài đặt ở mức nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C), điều hòa sẽ phải hoạt động hết công suất để đạt được nhiệt độ cài đặt, sau đó rơle của điều hòa sẽ tự ngắt hoạt động của dàn nóng.
Tuy vậy, trong những ngày thời tiết nắng gắt, oi bức, nhiệt độ phòng sẽ tăng lên rất nhanh, khiến điều hòa sẽ phải khởi động lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này sẽ gây hao phí một lượng lớn điện năng. Và đến cuối tháng, hóa đơn tiền điện tất nhiên sẽ tăng chóng mặt.
điều hòa,mẹo sử dụng điều hòa,tiết kiệm điện
Cài đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn tiền điện lại làm giảm tuổi thọ của điều hòa
Bên cạnh đó, việc điều hòa phải hoạt động hết công suất cũng khiến tuổi thọ của điều hòa giảm nhanh. Bởi, điều hòa cũng giống như bóng điện, quạt điện, nồi cơm điện,... chúng đều có tuổi thọ nhất định, nếu dùng quá tải thì tuổi thọ của chúng càng ngắn, thậm chí có thể xảy ra cháy nổ khi đang sử dụng.
Thực tế, một thợ điều hòa chia sẻ, với những ngày nắng nóng lên tới 38-40 độ C, nhiều gia đình có thói quen sử dụng điều hòa liên tục, mở 24/24 giờ, thậm chí chạy nhiều ngày liền và luôn để nhiệt độ dưới 20 độ C, khiến điều hòa phải gồng lên, chạy quá tải. Trong trường hợp này, tiền điện không những tốn hơn mà cục nóng của điều hòa còn có nguy cơ phát nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Không chỉ “đốt tiền điện” và làm “tổn thọ” điều hòa, việc ở trong phòng có nhiệt độ thấp trong thời gian quá lâu thì khi bước ra khỏi phòng, bạn sẽ gặp phải hiện tượng sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và môi trường bên ngoài quá lớn, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, ở trong phòng máy lạnh liên tục như vậy rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng,... hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng,... nhất là khi máy lạnh không được vệ sinh định kỳ.
Vậy, khi dùng điều hòa nên để ở mức nhiệt độ nào thì phù hợp?

Theo các chuyên gia điện máy, cách sử dụng an toàn và bền nhất là không nên bật điều hòa 24/24, những lúc trời mát mẻ có thể tắt điều hòa để chúng nghỉ ngơi. Thêm nữa, nên cài đặt nhiệt độ ở mức từ 25-28 độ C vì mức này vừa đảm bảo sức khỏe lại vừa kéo dài được tuổi thọ cho điều hòa.
Với những ngày nắng nóng thiêu đốt, lên tới 38-40 độ C như hiện này, nếu cài đặt điều hòa ở mức 25-28 độ C mà vẫn không thấy mát, có thể sử dụng kèm quạt điện để tăng độ mát trong phòng. Bởi, gió quạt sẽ đẩy khí lạnh đều khắp phòng, từ đó tránh được việc phải cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp dẫn đến quá tải.
Châu Giang (tổng hợp)

Ưu điểm và kinh nghiệm sử dụng điều hòa không khí Inverter

 Ưu điểm và kinh nghiệm sử dụng điều hòa không khí Inverter

Các ưu điểm và kinh nghiệm dưới đây cho thấy lợi ích của việc mua điều hòa không khí sử dụng công nghệ Inverter.


Tiết kiệm điện năng lên tới 60%
Vào thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiều người tiêu dùng đổ xô đi mua điều hòa, nhưng đa số vẫn lăn tăn không biết liệu điều hòa Inverter có thực sự tiết kiệm điện không. Chia sẻ về ưu điểm tiết kiệm điện của điều hòa Inverter, anh Vũ Tiến Thành, kỹ thuật viên điện lạnh lâu năm, cho biết: "Điều hòa không khí Inverter sử dụng máy nén công nghệ biến tần DC Inverter hiện đại nên tiết kiệm điện năng lên tới 60% so với điều hòa thông thường. Do công nghệ Inverter biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Motor một chiều (DC) hiệu suất cao sử dụng lực từ để vận hành máy nén chính xác giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ".
Làm lạnh nhanh chóng
Máy nén công nghệ biến tần DC Inverter trong điều hòa không khí giúp đưa công suất máy đạt đến tốc độ tối đa trong thời gian đầu, kết hợp sử dụng loại môi chất làm lạnh mới như R410a sẽ làm lạnh nhanh chóng cho căn phòng.
Duy trì ổn định nhiệt độ phòng
Công nghệ Inverter còn có ưu điểm giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tránh cảm giác lúc quá nóng, lúc lại quá lạnh do hơi lạnh được bổ sung liên tục và duy trì. Điều này đem lại không gian mát lạnh, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
polyad
Điều hòa Inverter Nagakawa treo tường.
Hoạt động êm ái không gây tiếng ồn
Tiếng ồn khi sử dụng máy điều hòa thông thường khiến bạn ngủ không ngon giấc. Điều hòa công nghệ Inverter sẽ khắc phục được nhược điểm này, nhờ vào động cơ hoạt động ổn định, sử dụng loại môi chất làm lạnh mới như R410a giúp làm lạnh nhanh và giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
Độ bền cao
Các dòng máy điều hòa không khí Inverter đều có độ bền rất cao, nên khi mua khách hàng sẽ được bảo hành thời gian dài hơn so với các loại điều hòa thông thường.
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa không khí Inverter
Không tắt máy ngay khi nhiệt độ phòng đạt yêu cầu: Sai lầm này sẽ khiến điều hòa Inverter không tiết kiệm điện năng mà tiêu thụ điện nhiều hơn.
Cần đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng lắp đặt: Phòng kín, cách nhiệt tốt, không nên lắp đặt điều hòa ở các vị trí gần bếp ga, tivi, tủ lạnh… bởi nhiệt độ tỏa ra từ các thiết bị này sẽ làm giảm độ lạnh.
Công suất máy phải phù hợp diện tích phòng, không nên mua công suất điều hòa nhỏ hơn so với diện tích phòng sẽ khiến máy tiêu tốn điện năng cao hơn.
Điều hòa không khí Inverter Nagakawa siêu bền, tiết kiệm điện:
Ưu điểm và kinh nghiệm sử dụng điều hòa không khí Inverter - 1
- Máy nén sử dụng công nghệ biến tần DC Inverter tiết kiệm tới 60% điện năng tiêu thụ (đạt mức 5 sao về hiệu suất năng lượng).
- Bảo hành máy nén lên tới 10 năm.
- Giúp điều chỉnh nhiệt độ chính xác, vận hành êm ái, bền bỉ, làm lạnh nhanh và hơi lạnh lan tỏa đều.
- Ống đồng 100% nguyên chất rãnh xoắn giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và giúp quá trình trao đổi nhiệt được tốt nhất.
- Phin lọc công nghệ cao lọc sạch bụi bẩn, nấm mốc, đem lại bầu không khí trong lành.
- Sử dụng môi chất lạnh mới R410A, hiệu suất cao, thân thiện với môi trường.
Tham khảo thêm tại đây
Huy Khánh

3 sai lầm tai hại khi sử dụng điều hòa hầu như ai cũng mắc phải mà không hay

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” khi sử dụng điều hòa dưới đây lại là những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng điều hòa.

Đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp
Nhiều người sử dụng điều hòa có thói quen đặt nhiệt độ thấp (khoảng 16-20 độ C) với mong muốn phòng mát nhanh hay cảm giác thoải mái trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, đây là cách làm sai, vừa không tốt cho sức khỏe vừa cực kỳ tốn điện.
Vì khi bạn đặt nhiệt độ quá thấp, điều hòa sẽ phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ở mức đã định. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng sẽ khó thay đổi kịp khi bạn ra vào phòng điều hòa đặt nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, nên đặt nhiệt độ trong khoảng 25-27 độ C, như vậy vừa đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt, vừa đỡ tốn điện.
3 sai lam tai hai khi su dung dieu hoa hau nhu ai cung mac phai ma khong hay
Đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp là sử dụng điều hòa sai cách vừa không tốt cho sức khỏe vừa cực kỳ tốn điện. Ảnh minh họa
Sử dụng Dry Mode kết hợp bật quạt để tiết kiệm điện
Trong nhiều năm gần đây rộ lên mẹo bật chức năng Dry Mode trên máy lạnh rồi kết hợp bật quạt gió nhẹ để vừa tiết kiệm điện, lại giúp thoáng mát, dễ thở hơn. Tuy nhiên trên thực tế, Dry Mode chỉ phát huy hiệu quả của nó vào những ngày nhiều mưa hoặc ẩm thấp kéo dài. Lúc này, điều hòa chạy chế độ Dry sẽ hoạt động như một máy hút ẩm, giúp giảm độ ẩm trong không khí khiến ta thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, vào những ngày hè oi bức vốn đã có độ ẩm thấp trong không khí, bật chế độ Dry không chỉ khiến bạn thêm khó chịu vì khô, mà còn tốn thêm tiền điện cho một chiếc quạt chạy song song.
Bật/tắt điều hoà liên tục
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ trong chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện. Hoặc có trường hợp bật điều hòa thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì bật trở lại.
3 sai lam tai hai khi su dung dieu hoa hau nhu ai cung mac phai ma khong hay
Không nên bật/tắt điều hòa liên tục. Ảnh minh họa
Nhiều người nghĩ làm vậy có thể tiết kiệm điện đáng kể vì thời gian mở điều hoà ít đi. Thế nhưng, đó là sai lầm, làm tốn điện thêm. Bởi, bật/tắt điều hoà liên tục sẽ làm máy phải khởi động nhiều lần, điện năng tiêu thụ cho việc làm lạnh lại căn phòng từ đầu còn nhiều hơn. Ngoài ra, bật/tắt nhiều lần cũng làm giảm tuổi thọ đáng kể của điều hoà. Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em.

Sai lầm bạc triệu, tàn phá điều hòa: Đa số người dùng đang mắc phải

Trên các diễn đàn mạng xã hội gần đây, mọi người bàn tán xôn xao chuyện điều hòa đang chạy tốt có cần phải bảo dưỡng không?
Nhiều người cho rằng, nếu bảo dưỡng điều hòa thường xuyên sẽ tốt cho máy. Thế nhưng, không ít người lại nghĩ, nếu điều hòa vẫn chạy tốt thì không cần phải bảo dưỡng, đỡ tốn kém. Vì thế, một số chia sẻ, từ lúc mua điều hòa đến giờ đã vài năm gia đình không phải gọi thợ tới bảo dưỡng, máy vẫn chạy nên tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
Trao đổi về vấn đề trên, anh Nguyễn Văn Vũ, một thợ điều hòa có gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề sữa chữa và lắp đặt điều hòa ở Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội), cho hay, không chỉ với điều hòa mà hầu hết các đồ điện máy khác, nhiều người sử dụng có thói quen không bảo dưỡng bao giờ, thế nên đến lúc gặp trục trặc thì phải sửa chữa rất tốn kém, thậm chí còn phải bỏ đi thay máy mới.
điều hòa,bảo dưỡng điều hòa,mẹo sử dụng điều hòa
Nhiều người có thói quen máy điều hòa đang chạy tốt quyết không bảo dưỡng và chỉ gọi thợ khi máy gặp trục trặc
Từ đó có thể thấy, không bảo dưỡng đồ điện máy là một sai lầm, đặc biệt là điều hòa. Điều đó không những giúp người sử dụng tiết kiệm tiền mà còn làm hao tốn tiền của thêm.
Anh Vũ cho biết, máy lạnh có dàn nóng và dàn lạnh. Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn sẽ bám vào hai dàn này. Và nếu lâu ngày không vệ sinh điều hòa, bụi bẩn sẽ bám chắc vào máy, hơi nước bám trên mặt dàn lạnh, kết hợp với độ ẩm của không khí sẽ là môi trường lý tưởng để nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Hậu quả, không khí thổi ra sẽ không trong lành, dễ gây các bệnh về hô hấp, nhất là cho trẻ nhỏ, người già, hay bệnh về da như dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy... cho người sử dụng.
Ngoài ra, khi dàn lạnh bị bám quá nhiều bụi bẩn, khả năng làm lạnh của máy sẽ kém hơn. Kéo theo đó, máy điều hòa không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Tất nhiên đến cuối tháng, hóa đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.
Đặc biệt, đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho máy lạnh, nếu bị nhiều bụi bám vào quá nhiều, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến máy lạnh tự động bị ngắt điện. Nhiều khi, bụi bẩn quá dày đặc ở dàn nóng làm cho máy nén (lốc máy) - bộ phận quan trọng nhất của điều hòa sẽ bị bí, không tản được nhiệt dẫn đến dễ hư hỏng.
Anh Vũ dẫn chứng, đầu tháng 5, anh đến nhà một khách hàng ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để sửa máy điều hòa vì khách báo máy vẫn chạy nhưng không mát. Đến nơi kiểm tra, anh thấy máy bám đầy bụi bẩn, máy nén bị hỏng, hỏi thì khách bảo mua điều hòa hơn 4 năm những chưa bao giờ gọi thợ vào bảo dưỡng. Dịp này thấy máy chạy nhưng không mát nên mới gọi thợ đến sửa

Sau khi thay máy nén hết 1,8 triệu đồng, công vệ sinh làm sạch dàn nóng, dàn lạnh và bơm thêm gas hết 300.000 đồng nữa, khách hàng tốn mất tổng cộng 2,1 triệu đồng. Trong khi, với máy điều hòa một chiều chỉ dùng vào mùa nóng, một năm bảo dưỡng một lần với chi phí khoảng 300.000 đồng/lần thì tính ra cũng chỉ hết khoảng 1 triệu đồng, lại giúp máy điều hòa tăng tuổi thọ.
Nhưng, khách này không bảo dưỡng nên chi phí sửa chữa tốn gấp đôi tiền bảo dưỡng định kỳ, đó là chưa kể còn tiêu tốn khá tiền điện mỗi tháng do điều hòa bám bụi bẩn nên luôn trong tình trạng phải hoạt động hết công suất.
Theo anh Vũ, nếu muốn kéo dài tuổi thọ của điều hòa, muốn tiết kiệm tiền điện khi sử dụng điều hòa, muốn gia đình mình luôn được sống trong bầu không khí trong sạch không có quá nhiều vi khuẩn có hại khi sử dụng điều hòa thì nên chú ý tới vấn đề bảo dưỡng vệ sinh máy.
Theo đó, với điều hòa một chiều thì nên bảo dưỡng vệ sinh máy tối thiểu một lần trước mùa nóng. Còn với điều hòa 2 chiều thì làm một lần trước mùa nóng và một lần trước mùa lạnh. Khách có thể gọi thợ, hoặc nếu am hiểu về điều hòa có thể tự vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh của máy điều hòa vì công việc này không quá phức tạp. Nhưng lưu ý, khi tự vệ sinh dàn nóng thì tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.

Hai phòng ngủ dùng chung một điều hòa được không?

 Hai phòng ngủ dùng chung một điều hòa được không?

Tôi tính đặt thiết bị ở một phòng và dùng thêm quạt hút gió sang phòng còn lại.


Nhà tôi có 2 phòng ngủ. Phòng nhỏ 2x3m, phòng lớn 2,5x3,5m. Phòng lớn thì tôi thường xuyên dùng điều hòa cả ban ngày còn phòng nhỏ thì chỉ dùng buổi tối. Vậy tôi có thể gắn chung một máy cho hai phòng không? Nếu được thì cần điều hòa có công suất bao nhiêu. Tôi nên lắp ở giữa 2 phòng hay lắp cho phòng lớn rồi lắp thêm quạt hút gió để thổi qua phòng nhỏ khi cần.
Mong mọi người tư vấn góp ý, xin cảm ơn.


Nếu bạn hỏi được hay không thì câu trả lời là: Được, nhưng KHÔNG NÊN!
Giải pháp đơn giản với trường hợp của bạn có lẽ chỉ cần 02 quạt thông gió:
- 1 quạt hút từ phòng lớn thổi vào phòng nhỏ
- 1 quạt hút từ phòng nhỏ thổi ra ngoài
Cách này tốn 1 máy lạnh, nhưng nhược điểm là thời gian làm mát sẽ hơi lâu hơn 1 chút, nhưng 2 phòng nhỏ như của bạn thì ko vấn đề gì đâu

Nguyên nhân và cách khắc phục khi điều hòa bị chảy nước

Rắc rối khi Điều hòa bị chảy nước Máy Điều hòa bị chảy nước sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại. Điều hòa chảy nước sẽ khiến cho că...