Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Vì Sao Điều Hòa Không Mát? cách khắc phục

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho điều hoà hoạt động nhưng không mát và trả lời hay nhất cho câu hỏi “Tại sao điều hoà không mát?” sẽ có trong bài viết này.

Tại sao điều hoà không mát?

Máy điều hoà sau một quá trình sử dụng có thể bị bụi bẩn ở 2 dàn tản nhiệt cục trong và cục ngoài nhà. Tuỳ theo môi trường mà thời gian bị bụi bẩn sẽ khác nhau. Chính vì vậy khi có hiện tượng kém lạnh bạn nên quan sát xem dàn ngoài nhà có bị bẩn không. Xem lưới lọc cục trong nhà có bị bụi bám bết làm cản trở tuần hoà gió lạnh không.
Tại Sao Điều Hòa Panasonic Không Mát?

Cách khắc phục việc điều hoà hoạt động nhưng không mát

  • Nếu trường hợp lắp đặt điều hòa ở vị trí dễ dàng bạn có thể tự làm (máy không quá bẩn) bằng cách rửa sạch lưới lọc cục trong nhà. Cục ngoài nhà lấy chổi phẩy nhẹ vào dàn tản nhiệt trong khi vẫn để cho máy chạy bình thường.
  • Trường hợp máy lắp ở vị trí khó thao tác và quá bẩn thì bạn nên gọi thợ kỹ thuật đến bảo dưỡng. Bạn nên bảo dưỡng định kỳ 1 – 2 năm một lần và lưu ý gọi thợ quen hoặc có uy tín vì nếu không rất dễ bị thợ moi tiền bằng cách tự động xả gas, rồi bắt bạn trả phí tiền nạp bổ sung gas.
  • Trường hợp điều hoà không mát do thiếu ga: Nhiều mối rò rỉ rất nhỏ phải sau cả năm mới có biểu hiện. Sau khi tổng vệ sinh bảo dưỡng điều hòa mà vẫn thấy ít lạnh thì phải kiểm tra gas ngay.
  • Nếu thấy thiếu gas nhiều trong thời gian sử dụng ngắn thì phải tìm nguyên nhân rò rì, khắc phục xong rồi mới nạp gas lại. Nếu nạp gas bổ sung mà không kiểm tra thì cũng chỉ sau một thời gian lại mất gas mà không mát như cũ. Máy luôn sạch và đủ gas sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn và bền hơn.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Tiền điện tăng vọt khi cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp

Theo các chuyên gia điện máy, vào mùa hè, điều hòa dường như trở thành vật bất ly thân ở hầu hết gia đình. Để chống chọi với cái nắng nóng như thiêu như đốt, nhiều gia đình có thói quen thường xuyên cài đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, thậm chí còn bật điều hòa 24/24, cho chạy từ ngày này qua ngày khác.
Song, chính vì thói quen cài đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp gây ra nhiều nguy hại. Cụ thể, khi cài đặt ở mức nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C), điều hòa sẽ phải hoạt động hết công suất để đạt được nhiệt độ cài đặt, sau đó rơle của điều hòa sẽ tự ngắt hoạt động của dàn nóng.
Tuy vậy, trong những ngày thời tiết nắng gắt, oi bức, nhiệt độ phòng sẽ tăng lên rất nhanh, khiến điều hòa sẽ phải khởi động lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này sẽ gây hao phí một lượng lớn điện năng. Và đến cuối tháng, hóa đơn tiền điện tất nhiên sẽ tăng chóng mặt.
điều hòa,mẹo sử dụng điều hòa,tiết kiệm điện
Cài đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn tiền điện lại làm giảm tuổi thọ của điều hòa
Bên cạnh đó, việc điều hòa phải hoạt động hết công suất cũng khiến tuổi thọ của điều hòa giảm nhanh. Bởi, điều hòa cũng giống như bóng điện, quạt điện, nồi cơm điện,... chúng đều có tuổi thọ nhất định, nếu dùng quá tải thì tuổi thọ của chúng càng ngắn, thậm chí có thể xảy ra cháy nổ khi đang sử dụng.
Thực tế, một thợ điều hòa chia sẻ, với những ngày nắng nóng lên tới 38-40 độ C, nhiều gia đình có thói quen sử dụng điều hòa liên tục, mở 24/24 giờ, thậm chí chạy nhiều ngày liền và luôn để nhiệt độ dưới 20 độ C, khiến điều hòa phải gồng lên, chạy quá tải. Trong trường hợp này, tiền điện không những tốn hơn mà cục nóng của điều hòa còn có nguy cơ phát nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Không chỉ “đốt tiền điện” và làm “tổn thọ” điều hòa, việc ở trong phòng có nhiệt độ thấp trong thời gian quá lâu thì khi bước ra khỏi phòng, bạn sẽ gặp phải hiện tượng sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và môi trường bên ngoài quá lớn, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, ở trong phòng máy lạnh liên tục như vậy rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng,... hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng,... nhất là khi máy lạnh không được vệ sinh định kỳ.
Vậy, khi dùng điều hòa nên để ở mức nhiệt độ nào thì phù hợp?

Theo các chuyên gia điện máy, cách sử dụng an toàn và bền nhất là không nên bật điều hòa 24/24, những lúc trời mát mẻ có thể tắt điều hòa để chúng nghỉ ngơi. Thêm nữa, nên cài đặt nhiệt độ ở mức từ 25-28 độ C vì mức này vừa đảm bảo sức khỏe lại vừa kéo dài được tuổi thọ cho điều hòa.
Với những ngày nắng nóng thiêu đốt, lên tới 38-40 độ C như hiện này, nếu cài đặt điều hòa ở mức 25-28 độ C mà vẫn không thấy mát, có thể sử dụng kèm quạt điện để tăng độ mát trong phòng. Bởi, gió quạt sẽ đẩy khí lạnh đều khắp phòng, từ đó tránh được việc phải cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp dẫn đến quá tải.
Châu Giang (tổng hợp)

Ưu điểm và kinh nghiệm sử dụng điều hòa không khí Inverter

 Ưu điểm và kinh nghiệm sử dụng điều hòa không khí Inverter

Các ưu điểm và kinh nghiệm dưới đây cho thấy lợi ích của việc mua điều hòa không khí sử dụng công nghệ Inverter.


Tiết kiệm điện năng lên tới 60%
Vào thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiều người tiêu dùng đổ xô đi mua điều hòa, nhưng đa số vẫn lăn tăn không biết liệu điều hòa Inverter có thực sự tiết kiệm điện không. Chia sẻ về ưu điểm tiết kiệm điện của điều hòa Inverter, anh Vũ Tiến Thành, kỹ thuật viên điện lạnh lâu năm, cho biết: "Điều hòa không khí Inverter sử dụng máy nén công nghệ biến tần DC Inverter hiện đại nên tiết kiệm điện năng lên tới 60% so với điều hòa thông thường. Do công nghệ Inverter biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Motor một chiều (DC) hiệu suất cao sử dụng lực từ để vận hành máy nén chính xác giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ".
Làm lạnh nhanh chóng
Máy nén công nghệ biến tần DC Inverter trong điều hòa không khí giúp đưa công suất máy đạt đến tốc độ tối đa trong thời gian đầu, kết hợp sử dụng loại môi chất làm lạnh mới như R410a sẽ làm lạnh nhanh chóng cho căn phòng.
Duy trì ổn định nhiệt độ phòng
Công nghệ Inverter còn có ưu điểm giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tránh cảm giác lúc quá nóng, lúc lại quá lạnh do hơi lạnh được bổ sung liên tục và duy trì. Điều này đem lại không gian mát lạnh, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
polyad
Điều hòa Inverter Nagakawa treo tường.
Hoạt động êm ái không gây tiếng ồn
Tiếng ồn khi sử dụng máy điều hòa thông thường khiến bạn ngủ không ngon giấc. Điều hòa công nghệ Inverter sẽ khắc phục được nhược điểm này, nhờ vào động cơ hoạt động ổn định, sử dụng loại môi chất làm lạnh mới như R410a giúp làm lạnh nhanh và giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
Độ bền cao
Các dòng máy điều hòa không khí Inverter đều có độ bền rất cao, nên khi mua khách hàng sẽ được bảo hành thời gian dài hơn so với các loại điều hòa thông thường.
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa không khí Inverter
Không tắt máy ngay khi nhiệt độ phòng đạt yêu cầu: Sai lầm này sẽ khiến điều hòa Inverter không tiết kiệm điện năng mà tiêu thụ điện nhiều hơn.
Cần đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng lắp đặt: Phòng kín, cách nhiệt tốt, không nên lắp đặt điều hòa ở các vị trí gần bếp ga, tivi, tủ lạnh… bởi nhiệt độ tỏa ra từ các thiết bị này sẽ làm giảm độ lạnh.
Công suất máy phải phù hợp diện tích phòng, không nên mua công suất điều hòa nhỏ hơn so với diện tích phòng sẽ khiến máy tiêu tốn điện năng cao hơn.
Điều hòa không khí Inverter Nagakawa siêu bền, tiết kiệm điện:
Ưu điểm và kinh nghiệm sử dụng điều hòa không khí Inverter - 1
- Máy nén sử dụng công nghệ biến tần DC Inverter tiết kiệm tới 60% điện năng tiêu thụ (đạt mức 5 sao về hiệu suất năng lượng).
- Bảo hành máy nén lên tới 10 năm.
- Giúp điều chỉnh nhiệt độ chính xác, vận hành êm ái, bền bỉ, làm lạnh nhanh và hơi lạnh lan tỏa đều.
- Ống đồng 100% nguyên chất rãnh xoắn giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và giúp quá trình trao đổi nhiệt được tốt nhất.
- Phin lọc công nghệ cao lọc sạch bụi bẩn, nấm mốc, đem lại bầu không khí trong lành.
- Sử dụng môi chất lạnh mới R410A, hiệu suất cao, thân thiện với môi trường.
Tham khảo thêm tại đây
Huy Khánh

3 sai lầm tai hại khi sử dụng điều hòa hầu như ai cũng mắc phải mà không hay

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” khi sử dụng điều hòa dưới đây lại là những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng điều hòa.

Đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp
Nhiều người sử dụng điều hòa có thói quen đặt nhiệt độ thấp (khoảng 16-20 độ C) với mong muốn phòng mát nhanh hay cảm giác thoải mái trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, đây là cách làm sai, vừa không tốt cho sức khỏe vừa cực kỳ tốn điện.
Vì khi bạn đặt nhiệt độ quá thấp, điều hòa sẽ phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ở mức đã định. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng sẽ khó thay đổi kịp khi bạn ra vào phòng điều hòa đặt nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, nên đặt nhiệt độ trong khoảng 25-27 độ C, như vậy vừa đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt, vừa đỡ tốn điện.
3 sai lam tai hai khi su dung dieu hoa hau nhu ai cung mac phai ma khong hay
Đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp là sử dụng điều hòa sai cách vừa không tốt cho sức khỏe vừa cực kỳ tốn điện. Ảnh minh họa
Sử dụng Dry Mode kết hợp bật quạt để tiết kiệm điện
Trong nhiều năm gần đây rộ lên mẹo bật chức năng Dry Mode trên máy lạnh rồi kết hợp bật quạt gió nhẹ để vừa tiết kiệm điện, lại giúp thoáng mát, dễ thở hơn. Tuy nhiên trên thực tế, Dry Mode chỉ phát huy hiệu quả của nó vào những ngày nhiều mưa hoặc ẩm thấp kéo dài. Lúc này, điều hòa chạy chế độ Dry sẽ hoạt động như một máy hút ẩm, giúp giảm độ ẩm trong không khí khiến ta thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, vào những ngày hè oi bức vốn đã có độ ẩm thấp trong không khí, bật chế độ Dry không chỉ khiến bạn thêm khó chịu vì khô, mà còn tốn thêm tiền điện cho một chiếc quạt chạy song song.
Bật/tắt điều hoà liên tục
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ trong chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện. Hoặc có trường hợp bật điều hòa thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì bật trở lại.
3 sai lam tai hai khi su dung dieu hoa hau nhu ai cung mac phai ma khong hay
Không nên bật/tắt điều hòa liên tục. Ảnh minh họa
Nhiều người nghĩ làm vậy có thể tiết kiệm điện đáng kể vì thời gian mở điều hoà ít đi. Thế nhưng, đó là sai lầm, làm tốn điện thêm. Bởi, bật/tắt điều hoà liên tục sẽ làm máy phải khởi động nhiều lần, điện năng tiêu thụ cho việc làm lạnh lại căn phòng từ đầu còn nhiều hơn. Ngoài ra, bật/tắt nhiều lần cũng làm giảm tuổi thọ đáng kể của điều hoà. Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em.

Sai lầm bạc triệu, tàn phá điều hòa: Đa số người dùng đang mắc phải

Trên các diễn đàn mạng xã hội gần đây, mọi người bàn tán xôn xao chuyện điều hòa đang chạy tốt có cần phải bảo dưỡng không?
Nhiều người cho rằng, nếu bảo dưỡng điều hòa thường xuyên sẽ tốt cho máy. Thế nhưng, không ít người lại nghĩ, nếu điều hòa vẫn chạy tốt thì không cần phải bảo dưỡng, đỡ tốn kém. Vì thế, một số chia sẻ, từ lúc mua điều hòa đến giờ đã vài năm gia đình không phải gọi thợ tới bảo dưỡng, máy vẫn chạy nên tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
Trao đổi về vấn đề trên, anh Nguyễn Văn Vũ, một thợ điều hòa có gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề sữa chữa và lắp đặt điều hòa ở Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội), cho hay, không chỉ với điều hòa mà hầu hết các đồ điện máy khác, nhiều người sử dụng có thói quen không bảo dưỡng bao giờ, thế nên đến lúc gặp trục trặc thì phải sửa chữa rất tốn kém, thậm chí còn phải bỏ đi thay máy mới.
điều hòa,bảo dưỡng điều hòa,mẹo sử dụng điều hòa
Nhiều người có thói quen máy điều hòa đang chạy tốt quyết không bảo dưỡng và chỉ gọi thợ khi máy gặp trục trặc
Từ đó có thể thấy, không bảo dưỡng đồ điện máy là một sai lầm, đặc biệt là điều hòa. Điều đó không những giúp người sử dụng tiết kiệm tiền mà còn làm hao tốn tiền của thêm.
Anh Vũ cho biết, máy lạnh có dàn nóng và dàn lạnh. Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn sẽ bám vào hai dàn này. Và nếu lâu ngày không vệ sinh điều hòa, bụi bẩn sẽ bám chắc vào máy, hơi nước bám trên mặt dàn lạnh, kết hợp với độ ẩm của không khí sẽ là môi trường lý tưởng để nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Hậu quả, không khí thổi ra sẽ không trong lành, dễ gây các bệnh về hô hấp, nhất là cho trẻ nhỏ, người già, hay bệnh về da như dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy... cho người sử dụng.
Ngoài ra, khi dàn lạnh bị bám quá nhiều bụi bẩn, khả năng làm lạnh của máy sẽ kém hơn. Kéo theo đó, máy điều hòa không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Tất nhiên đến cuối tháng, hóa đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.
Đặc biệt, đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho máy lạnh, nếu bị nhiều bụi bám vào quá nhiều, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến máy lạnh tự động bị ngắt điện. Nhiều khi, bụi bẩn quá dày đặc ở dàn nóng làm cho máy nén (lốc máy) - bộ phận quan trọng nhất của điều hòa sẽ bị bí, không tản được nhiệt dẫn đến dễ hư hỏng.
Anh Vũ dẫn chứng, đầu tháng 5, anh đến nhà một khách hàng ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để sửa máy điều hòa vì khách báo máy vẫn chạy nhưng không mát. Đến nơi kiểm tra, anh thấy máy bám đầy bụi bẩn, máy nén bị hỏng, hỏi thì khách bảo mua điều hòa hơn 4 năm những chưa bao giờ gọi thợ vào bảo dưỡng. Dịp này thấy máy chạy nhưng không mát nên mới gọi thợ đến sửa

Sau khi thay máy nén hết 1,8 triệu đồng, công vệ sinh làm sạch dàn nóng, dàn lạnh và bơm thêm gas hết 300.000 đồng nữa, khách hàng tốn mất tổng cộng 2,1 triệu đồng. Trong khi, với máy điều hòa một chiều chỉ dùng vào mùa nóng, một năm bảo dưỡng một lần với chi phí khoảng 300.000 đồng/lần thì tính ra cũng chỉ hết khoảng 1 triệu đồng, lại giúp máy điều hòa tăng tuổi thọ.
Nhưng, khách này không bảo dưỡng nên chi phí sửa chữa tốn gấp đôi tiền bảo dưỡng định kỳ, đó là chưa kể còn tiêu tốn khá tiền điện mỗi tháng do điều hòa bám bụi bẩn nên luôn trong tình trạng phải hoạt động hết công suất.
Theo anh Vũ, nếu muốn kéo dài tuổi thọ của điều hòa, muốn tiết kiệm tiền điện khi sử dụng điều hòa, muốn gia đình mình luôn được sống trong bầu không khí trong sạch không có quá nhiều vi khuẩn có hại khi sử dụng điều hòa thì nên chú ý tới vấn đề bảo dưỡng vệ sinh máy.
Theo đó, với điều hòa một chiều thì nên bảo dưỡng vệ sinh máy tối thiểu một lần trước mùa nóng. Còn với điều hòa 2 chiều thì làm một lần trước mùa nóng và một lần trước mùa lạnh. Khách có thể gọi thợ, hoặc nếu am hiểu về điều hòa có thể tự vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh của máy điều hòa vì công việc này không quá phức tạp. Nhưng lưu ý, khi tự vệ sinh dàn nóng thì tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.

Hai phòng ngủ dùng chung một điều hòa được không?

 Hai phòng ngủ dùng chung một điều hòa được không?

Tôi tính đặt thiết bị ở một phòng và dùng thêm quạt hút gió sang phòng còn lại.


Nhà tôi có 2 phòng ngủ. Phòng nhỏ 2x3m, phòng lớn 2,5x3,5m. Phòng lớn thì tôi thường xuyên dùng điều hòa cả ban ngày còn phòng nhỏ thì chỉ dùng buổi tối. Vậy tôi có thể gắn chung một máy cho hai phòng không? Nếu được thì cần điều hòa có công suất bao nhiêu. Tôi nên lắp ở giữa 2 phòng hay lắp cho phòng lớn rồi lắp thêm quạt hút gió để thổi qua phòng nhỏ khi cần.
Mong mọi người tư vấn góp ý, xin cảm ơn.


Nếu bạn hỏi được hay không thì câu trả lời là: Được, nhưng KHÔNG NÊN!
Giải pháp đơn giản với trường hợp của bạn có lẽ chỉ cần 02 quạt thông gió:
- 1 quạt hút từ phòng lớn thổi vào phòng nhỏ
- 1 quạt hút từ phòng nhỏ thổi ra ngoài
Cách này tốn 1 máy lạnh, nhưng nhược điểm là thời gian làm mát sẽ hơi lâu hơn 1 chút, nhưng 2 phòng nhỏ như của bạn thì ko vấn đề gì đâu

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Ác chiêu thợ điều hòa: Sửa hết 200 ngàn, chém luôn 3 triệu

Hỏng tụ 200.000, thợ sửa mất 3 triệu
Bật máy điều hòa lên, bật ở 20 độ C nhưn chị Nguyễn Thị Thanh Vân ở ngõ 329 Cầu Giấy (Hà Nội) chỉ thấy quạt gió ở cục nóng chạy nhẹ, kêu è è, phòng không mát chút nào. Chị đành phải gọi thợ đến bảo dưỡng.
Sau khi kiểm tra, cậu thợ bảo trước tiên phải vệ sinh máy sạch sẽ, nạp gas đầy đủ rồi chạy thử xem tình hình máy ra sao. Kiểm tra một hồi, thợ bảo máy bị hỏng lốc, nếu thay hết gần 3 triệu. Đó là cậu ấy đã ưu tiên chỉ lấy tiền vệ sinh máy, tiền nạp gas cộng với cái tiền cái lốc, không lấy tiền công sửa chữa và bảo phải đem máy về cửa hàng mới có đồ thay thế. Hôm sau, thợ đem điều hòa đến lắp lại cho ngay. Chủ quan không kiểm tra lại, đến tối về dùng chị Vân không thấy mát hơn là mấy. Chị gọi điện lại thì cậu ấy báo bận, hẹn vài ngày nữa quay lại.
Tuy nhiên, trời nóng, 1-2 ngày còn chịu được chứ vài ngày không có điều hòa thì chịu sao nổi. Thế là chị Vân gọi đến một trung tâm lớn ở đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), thợ đến sửa bảo hỏng tụ thay mất 200.000 đồng, cộng với 100.000 đồng tiền công. Song, thợ bảo lốc điều hòa của nhà chị vẫn là lốc cũ của máy, không phải thay mới. Điều hòa nhà chị chỉ bị hỏng tụ thôi. Thợ này khẳng định chị đã bị trúng mánh lừa của người thợ sửa điều hòa trước.
Một ngày kiếm vài triệu đồng nhưng thợ sửa chữa điều hòa vẫn tìm đủ cách để “vặt tiền” của khách
“Chồng đi công tác, tôi lại chẳng biết gì về máy móc, hỏng có cái tụ có 200 nghìn mà thợ vặt của tôi mất toi 3 triệu, đã thế lại còn phải gọi thợ khác về sửa”, chị Vân than thở.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Đại ở phố Trần Bình (Cầu Giấy) cũng cho biết, anh suýt nữa bị thợ sửa chữa điều hòa “móc túi” mất mấy triệu đồng.
Anh Đại kể, gọi thợ đến bảo dưỡng, nạp thêm gas vào máy điều mà mà cậu ấy kiểm tra xong bảo điều hòa bị chết vi mạnh, hỏng Ic, chập nguồn. Nếu thay hết hơn 2 triệu đồng. Tiếc tiền, anh không sửa. Hôm sau, nhà anh lắp thêm một cái điều hòa mới ở phòng khách, tiện bảo thợ lên kiểm tra luôn cho cái máy điều hòa cũ.
“Ai ngờ, sau khi lên kiểm tra, thợ bảo máy không làm sao cả, chỉ bị nứt dây đồng nên chức năng làm mát không hiệu quả. Rồi cậu ấy thay luôn cho dây đồng mới hết 250.000 đồng”, anh Đại nói.
Theo anh Đại, giờ thợ điều hòa có nhiều mánh ăn gian, khách không biết thì kiểu gì cũng bị “móc túi”. Đa phần thợ đến kiểm tra thấy hỏng một thì báo hỏng 2-3 thứ, cần phải tỉnh táo không thì mất tiền triệu như chơi.
Chọc, ngoáy cho hỏng để “vặt tiền” khách
Trao đổi với PV, anh Vũ Văn Tiến, làm nghề lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa tại một cửa hàng điện máy ở Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) được 6 năm nay cho biết, mùa hè vẫn luôn được coi là mùa cao điểm làm ăn của thợ sửa chữa điều hòa làm ăn. Trung bình một ngày, thợ sửa chữa điều hòa có thể kiếm 2-3 triệu đồng tiền công.
Mặc dù vậy, anh Tiết cũng tiết lộ, họ vẫn dùng đủ mánh để “vặt” được thêm tiền của khách, nhất là đối với người không biết gì về máy móc.
Chẳng hạn như, máy điều hòa hầu hết chỉ thiếu gas, bám bụi bẩn cần vệ sinh nhưng khi đến bảo dưỡng, thợ nào cũng yêu cầu kiểm tra toàn bộ máy để kể ra đủ thứ bệnh từ thiếu gas đến hỏng vi mạch, hỏng tụ, cháy lốc,... sau đó báo giá và yêu cầu đem máy về cửa hàng sửa chữa.
Về cửa hàng nhiều khi chỉ cần vệ sinh máy cho sạch bụi, thợ chẳng thay gì cả. Còn khách nào khó tính, thắc mắc này nọ thì thợ điều hòa dở chiêu “chọc, ngoáy” cho bằng hỏng một bộ phận nào đó rồi đọc ra cả đống bệnh cần phải sửa.
Như hôm trước, ngồi uống bia cùng một cậu bạn thân cùng quê cũng là dân sửa điều hòa ở khu vực Thanh Xuân, cậu ấy kể rằng khách gọi điện báo quạt ở cục nóng chạy lờ đờ rất yếu. Thế mà khi đến kiểm tra, cậu ấy kêu phải thay toàn bộ với giá tiền 4,5 triệu đồng.
Khách hàng thấy tiền sửa gần bằng tiền mua máy mới nên không sửa nữa, cậu ấy thấy thế liền xin mua luôn với giá 1,2 triệu đồng. Về đến cửa hàng, cậu nói chỉ thay mỗi cái tụ, máy chạy ngon lành và bán lại được 4 triệu đồng, đút túi gần ba triệu mà không mất chút công sức nào, anh Tiến kể.
Tương tự, khi lắp đặt điều hòa, chiêu thường thấy nhất mà thợ lắp đặt điều hòa hay áp dụng là chiêu ăn gian về chiều cao để tính tăng thêm tiền dây, tiền ống đồng. Cụ thể, chiều cao chỉ 2m nhưng nói 3,5m thì có thể tính thêm được 1,5m ống đồng nữa. Mà giá của dây dẫn ống đồng ngoài thị trường dao động ở khoảng 160.000-180.000 đồng/m, loại xịn giá 250.000 đồng/m, anh Tiến dẫn chứng.
Anh Tiến cho hay, đã gọi thợ sửa chữa, lắp đặt điều hòa thì kiểu gì khách cũng bị thợ “vặt tiền”, điều đó dường như đã thành luật ngầm của dân sửa chữa, lắp đặt điều hòa. Chỉ có điều, thợ “vặt” ít hay “vặt” nhiều phụ thuộc vào độ “non” của khách. Đến kiểm tra máy mà khách tỏ ra sành sỏi thì thợ chỉ dám “vặt” 100.000-200.000 đồng. Song, nếu thấy khách không biết gì thì lúc đó thợ phải “vặt” tiền triệu chứ không ít.
Thợ điều hòa ở quê chê việc
Chị Đặng Thị Trâm ở Làng quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội) than thở, cuối tuần vừa rồi chị đã phải đón thợ từ Hà Nội về quê để sửa điều hòa cho bố mẹ chồng chị.
Chị Trâm kể, bố mẹ chồng chị ở Gia Bình (Bắc Ninh) hôm trước có gọi điện thoại lên than thở điều hòa ở nhà bật lên vẫn chạy nhưng không mát. Muốn gọi thợ về sửa mà cả xã không có thợ nào, vào trung tâm huyện thì họ nói xa quá không đi. Họ bảo nguyên khách quanh cửa hàng gọi đã làm không hết việc rồi thì sao phải đi xa 20-30km để bảo dưỡng một cái điều hòa, vừa mất thời gian, mất việc mà công cũng không hơn là mấy.
Tìm mãi không được, chị Trâm đã phải vất vả dẫn thợ từ Hà Nội về. Chị phải mặc cả sẽ có xe đưa đi đón về tận nơi, tiền công chị trả tính bằng tiền một ngày công của thợ đi làm ở Hà Nội (1,5 triệu đồng), chưa kể tiền bảo dưỡng như dọn vệ sinh máy, nạp gas,... chị sẽ trả riêng.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi điều hòa bị chảy nước

Rắc rối khi Điều hòa bị chảy nước Máy Điều hòa bị chảy nước sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại. Điều hòa chảy nước sẽ khiến cho că...