Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Lắp điều hòa âm trần thế nào? kỹ thuật ra sao

Điều hòa âm trần được thiết kế treo trim trên trần, treo trong phòng có diện tích làm mát lớn. Với kiểu dáng hiện đại, sang trọng mà trang nhã điều hòa âm trần đang được mọi người ưa chuộng. Vậy lắp như nào cho đúng cách và thẩm mỹ, chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm trong lắp đặt và sửa điều hòa sẽ chia sẻ hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt điều hòa âm trần để các bạn phần nào hình dung ra, để lưu ý khi lắp điều hòa âm trần:

Hướng dẫn kỹ thuật lắp điều hòa âm trần Với dàn lạnh

Là dàn trao đổi nhiệt được gắn vào trần ở nhưng nơi có diện tích làm mát lớn như đại sảnh, phòng họp, hội trường. Với điều hòa âm trần toàn bộ phần thân sẽ được đạt chìm trong trần, chỉ có một mặt lồi lên là mặt nạ dàn lạnh.
Vị trí lắp dàn lạnh của điều hòa âm trần nên lắp ở vị trí thoáng không có ngoại vật chắn đằng trước để đảm bảo điều hòa làm mát đều cả phòng. Mặt lạnh nên lắp vị trí tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nắp đặt dàn lạnh sao cho hợp lý và thẩm mỹ với không gian lắp đặt. Với điều hòa âm trần chiều dài ống đồng nối giữa dàn nóng với dàn lạnh tối thiểu là 3m và tối đa là 20m
Kỹ thuật lắp đặt điều hòa âm trần
Kỹ thuật lắp điều hòa âm trần

Hướng dẫn kỹ thuật lắp điều hòa âm trần Với dàn nóng

Dàn nóng điều hòa là thiết bị tiêu thụ điện năng nhiều nhất, dàn nóng gồm 2 phần là quạt tản nhiệt và block hay còn gọi là máy nén. Khi lắp đặt dàn nóng chúng ta cần lưu ý.
Không lên lắp đặt nơi dàn nóng bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào
Không nên đặt dàn nóng bệt xuống đất, chúng ta có thể treo hoặc làm bệ, tuy nhiên không nên lắp quá cao sẽ cản trở việc sửa chữa bảo dưỡng
Nên lắp dàn nóng gần với dàn lạnh
Trên đây là nhưng chia sẻ cách lắp đặt điều hòa âm trần loại cục bộ đơn giản. Trên thực tế trong các nhà máy, tòa nhà thường sử dụng loại điều hòa âm trần VRV, điều hòa âm trần nối ống gió. Khi lắp đặt cần có yêu cầu kỹ thuật cao cần lưu ý đặc biệt dòng inverter, multi, hay dòng có gas R410a, R32…vv. Nếu lắp đặt không đúng sẽ làm cho máy nhanh hỏng.
Một số hãng điều hòa âm trần tham khảo: Daikin, Media, LG, Trane, Hitachi, Panasonic, Funiki, Carrier, Mitsubishi, Nagakawa, Sumikura…vv với nhiều loại khác nhau loại thường, loại inverter, loại multi, loại công nghiệp, loại công nghiệp công suất lớn, hệ VRV…vv
Khi bạn còn thắc mắc hay cần được tư vấn về bất kì vấn đề gì về kỹ thuật bạn có thể gọi đến holine của chúng tôi bạn sẽ được tư vấn miến phí và báo giá rẻ, cạnh tranh dịch vụ lắp đặt điều hòa âm trần trọn gói bảo hành dài hạn.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Những sai lầm khi dùng điều hòa mùa nắng nóng không phải ai cũng biết

Những sai lầm khi dùng điều hòa mùa nắng nóng không phải ai cũng biết

Cập nhật: 19/04/2017
Nhiều người mắc những sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình cũng như tuổi thọ của điều hòa.
Thường xuyên đóng chặt cửa khi sử dụng máy điều hòa:
Nhiều người cho rằng, khi bật điều hòa phải đóng kín cửa 24/24 giờ. Thế nhưng đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng, không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời nếu bạn thường xuyên đóng chặt cửa. Tuy bạn vẫn nên hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát, nhưng đừng nên để không khí trong phòng trở nên quá bí, gây hại cho sức khỏe.

Khoảng 15-30 phút, nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở”, thay không khí mới cho căn phòng. Khi mua máy điều hòa, bạn nên chọn những dòng máy điều hòa thế hệ mới, trang bị thêm các chức năng lọc khí và diệt khuẩn cho không khí.
Có những thói quen sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến hóa đơn tiền điện tăng cao.
Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích:
Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái.

Lắp đặt máy điều hòa ở góc tường nóng:
Rất nhiều nhà lắp điều hòa ở bức tường nóng nhất trong phòng vì cho rằng căn phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm khi máy điều hòa phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.

Mua điều hòa cũ để tiết kiệm chi phí: 
Mua máy điều hòa cũ để tiết kiệm chi phí không phải lựa chọn khôn ngoan, bởi chi phí tiết kiệm được ban đầu sẽ nhanh chóng bù vào các khoản sửa chữa và chi phí cho mức tiêu thụ điện năng cao nếu mua phải một chiếc điều hòa đã qua sử dụng thời gian dài.

Bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện: 
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.

Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.

Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.

Chạy điều hòa 24/7: 
Nếu bạn bật điều hòa cả ngày sẽ rất tốn kém điện năng theo cách không cần thiết. Hầu hết các máy điều hòa không khí chỉ cần một vài phút để làm mát ngôi nhà của bạn. Nên bật điều hòa một lúc vào buổi sáng để điều hòa làm mát phòng sau đó tắt đi. Và có thể lặp lại như vậy vào buổi chiều. Nếu không quá nóng, có thể tắt điều hòa khi ngủ đêm. Cơ thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ so với lúc thức.

Không sử dụng quạt:
Nhiều người nghĩ rằng điều hòa không khí như là một thay thế quạt nhưng quạt sẽ giúp điều hòa chạy hiệu quả hơn bằng cách di chuyển không khí xung quanh phòng, giúp tiết kiệm điện, giảm hao mòn các bộ phận của máy điều hòa.
Không phải ai cũng biết dùng điều hòa đúng cách.
Để nhiệt độ điều hòa quá thấp: 
Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,...Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hoà khoảng 25 độ C là tốt nhất.

Bạn cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ.

Không vệ sinh hoặc thay bộ lọc không khí: 
Bộ lọc khí là bộ phận giúp loại bỏ bụi bẩn từ không khí vào nhà bạn. Qua thời gian, nó càng trở nên cồng kềnh với lớp bụi bẩn phủ kín, vì thế nó cần được làm sạch hoặc thay thế thường xuyên, để khiến máy chạy tốt, phả hơi lạnh tốt hơn. Máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ.

5 quan niệm "siêu" sai lầm khi sử dụng điều hoà

5 quan niệm "siêu" sai lầm khi sử dụng điều hoà

Cập nhật: 17/04/2017
Máy điều hòa nhiệt độ (máy lạnh) là vật dụng đã quá thân thiết với chúng ta, thế nhưng nhiều người vẫn đang mắc những sai lầm “to tướng” khi sử dụng thiết bị này. Hãy thử xem bạn có nằm trong số đó không nhé.
Sai lầm 1: Lặp đặt máy điều hòa ở chỗ nóng nhất trong phòng
Sự thật: Chúng ta cho rằng lắp đặt máy ở nơi nóng nhất sẽ giúp “Triệt tận gốc” nguồn nóng, nhưng thực chất làm vậy chỉ khiến bạn tốn thêm tiền điện để làm mát những mảng tường đang bị nắng hắt vào. Bạn nên chọn những góc mát mẻ và thoáng đãng nhất trong phòng để lắp đặt “dàn lạnh”, giúp không khí mát có thể lưu thông khắp phòng.

Nếu bạn băn khoăn sợ rằng căn phòng không thể lạnh đều do phòng rộng, nhiều góc khuất thì hãy yên tâm, những chiếc điều hòa thế hệ mới hiện nay đều đã được cải tiến tăng khả năng luân chuyển không khí, đơn cử như dòng Điều hòa Tam diện của Samsung, được thiết kế thông minh, gia tăng 154% miệng thổi, giúp tỷ lệ dòng khí luân chuyển tăng lên 122%.
Dòng khí lưu chuyển tăng cao giúp điều hòa tam diện Samsung làm lạnh nhanh đến 43%
Sai lầm 2: Tắt điều hòa ngay khi đã đủ mát
Sự thật: Mỗi lần khởi động, bộ nén trong “dàn nóng” của máy điều hòa sẽ tự hoạt động ở công suất cao nhất để làm mát nhanh, việc này đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ còn cao hơn nhiều lần khi bạn để máy điều hòa tự điều chỉnh công suất để giữ nhiệt độ mong muốn. Vì vậy, việc tắt máy điều hòa khi phòng đã mát và bật lại khi nhiệt độ bắt đầu nóng lên cứ tưởng là một cách tiết kiệm điện, tuy nhiên điều này lại tiêu tốn điện năng hơn do máy phải khởi động lại nhiều lần.

Với máy điều hòa Tam diện công nghệ Digital Inverter 8 cực của Samsung, lượng điện năng tiêu thụ chỉ bằng 32% năng lượng so với máy điều hòa thông thường. Công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng khi vận hành nhờ vào khả năng duy trì nhiệt độ mong muốn mà không phải bật tắt nhiều.
Với công nghệ Digital Inverter thông minh, căn phòng được làm mát nhanh chóng nhưng khi đã đạt độ lạnh mong muốn, hệ thống sẽ tự động chuyển sang công suất thấp để tiết kiệm điện

Sai lầm 3: Tự tăng giảm nhiệt độ liên tục để… tiết kiệm điện
Sự thật: Tương tự thao tác bật – tắt máy liên tục, việc điều chỉnh nhiệt độ luôn tay lúc thật cao, lúc thật thấp làm nhiều người có cảm giác mình đang tiết kiệm điện, nhưng thực chất nếu làm vậy, bạn chỉ đang can thiệp và làm đảo lộn quá trình vận hành của chiếc điều hòa.

Ở những dòng điều hòa thông minh như điều hòa Tam diện của Samsung, hệ thống đã được tích hợp công nghệ Digital Inverter 8 cực thông minh, làm lạnh căn phòng của bạn theo 2 bước: Làm Lạnh Nhanh – Giúp căn phòng trở nên mát mẻ nhanh chóng, và Làm Lạnh Thoải Mái – giúp tiết kiệm đến 68% điện năng mà vẫn duy trì không khí mát mẻ nhờ khả năng cân chỉnh và giảm công suất máy nén. Với công nghệ hiện đại như vậy, bạn sẽ không phải lo lắng về hóa đơn tiền điện hành tháng.
Cơ chế làm lạnh 2 bước giúp hệ thống điều hòa Tam diện sử dụng điện hiệu quả và đem lại trải nghiệm mát mẻ liên tục

Sai lầm 4: Ra khỏi phòng là tắt ngay điều hòa
Sự thật: Điều này sẽ đúng khi bạn ra ngoài thời gian dài, vì thực chất việc làm mát một căn phòng lại từ đầu sẽ ngốn nhiều điện năng hơn cả việc để điều hòa chạy ở chế độ tiết kiệm. Bạn có thể tăng nhiệt độ lên 2-3 độ so với nhiệt độ mong muốn trước khi ra khỏi phòng để tiết kiệm điện, nếu chỉ đi đâu đó khoảng 30 phút.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng những chức năng tiết kiệm điện sẵn có của máy, hiệu quả nhất có thể nhắc đến chế độ Một Người Dùng (Single User Mode) trên hệ thống điều hòa Tam diện công nghệ Digital Inverter của Samsung, máy nén sẽ hoạt động với công suất cực thấp, tiêu thụ điện năng ít nhưng vẫn đảm bảo không khí mát lạnh.
Chế độ Một Người Dùng giúp bạn có thể vừa tận hưởng không khí mát mẻ, vừa tiết kiệm được tiền điện

Sai lầm 5: Sử dụng chức năng Dry để tiết kiệm điện
Sự thật: Đây là sai lầm phổ biến nhất cùa người sử dụng, bởi khi dùng chế độ Dry vào những ngày mưa, ẩm bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nhưng nhiệt độ lại có thể để cao hơn chế độ Cool. Bạn sẽ nghĩ “Nhiệt độ cao hơn = Máy chạy ít hơn = Tiết kiệm hơn”, nhưng thực chất chế độ Dry chỉ đơn giản khử ẩm, trả lại căn phòng không khí khô ráo, nhờ vậy bản cảm thấy “dễ thở” hơn. Vào những ngày khô nóng, chế độ Dry sẽ khiến căn phòng đã khô nay còn khô hơn, khiến bạn thêm khó chịu.
Ở những hệ thống điều hòa hiện đại, “dàn nóng” trong phòng luôn có sẵn cảm biến để có thể tự điều chỉnh, bạn chỉ cần cài đặt nhiệt độ mong muốn

Nếu bạn không mắc phải bất kỳ sai lầm nào trong cả 5 trường hợp trên thì xin chúc mừng, hẳn bạn đã có kiến thức khá sâu về điều hòa nhiệt độ rồi đấy!

Để đón đầu mùa nắng nóng đang đến, Samsung vừa ra mắt thế hệ máy điều hòa Tam Diện mới, dẫn đầu về công nghệ Digital Inverter máy nén 8 cực thông minh, giúp “làm lạnh tức thì” với khả năng tiết kiệm đến 68% điện năng. Một giải pháp đầu tư thông minh nếu bạn muốn đương đầu trực tiếp với cái nắng mùa Hè này phải không?

Cách chọn điều hòa tốt, tiết kiệm điện năng

Cách chọn điều hòa tốt, tiết kiệm điện năng

Cập nhật: 04/04/2017
Cách chọn điều hòa dưới đây sẽ giúp các gia đình không chỉ tiết kiệm tối đa lượng điện tiêu thụ mà còn giúp tăng tuổi thọ của điều hòa.
Điều hòa nhiệt độ là “phương tiện” chống nóng hiệu quả nhưng để chọn được một chiếc điều hòa vừa tốt cho sức khỏe, vừa tiết kiệm điện năng, giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu của từng gia đình thì không phải ai cũng biết.

Xem xét diện tích phòng chứa điều hòa
Có một công thức tính mà người tiêu dùng cần biết khi đi mua điều hòa nhiệt độ. Thông thường cần 550-600 BTU/m2 cho một phòng ngủ và mức cao hơn 700-900 BTU/m2 cho các gian phòng có phát sinh nhiệt (phòng ăn, phòng khách). Với công thức đó, người sử dụng có thể dễ dàng tính ra công suất cần thiết cho chiếc điều hòa mình định mua sao cho phù hợp với vị trí lắp đặt.
 Cách chọn điều tốt, tiết kiệm điện năng không phải ai cũng biết. Ảnh minh họa
Nếu phòng dưới 15m2 chỉ cần chọn điều hòa công suất 9000 BTU. Phòng từ 15 – 25m2 hãy chọn công suất 12.000 BTU. Từ  25 – 35m2 chọn loại công suất 18.000 BTU và diện tích từ 35 – 40 m2 hãy chọn điều hòa công suất 24.000 BTU. Lời khuyên dành cho người mua: nên mua điều hoà thừa công suất so với diện tích phòng. Điều này sẽ giúp làm lạnh nhanh và tăng độ bền cho máy. Tuy nhiên, cũng không nên mua máy có công suất quá lớn, vừa tốn tiền vừa tốn điện để vận hành loại máy này.

Chọn thương hiệu điều hoà uy tín
Vì không phải ai cũng hiểu hết về các chi tiết của máy điều hòa nên có thể vô tình bị lợi dụng mua phải hàng kém chất lượng của một thương hiệu không rõ nguồn gốc. Người mua cần tỉnh táo và lựa chọn một cách thật cẩn thận. Trên thị trường hiện có nhiều loại máy của nhiều hãng khác nhau như: PANASONIC, LG, SAMSUNG, TOSHIBA, … Nhưng khi chọn thương hiệu cũng nên đọc kỹ nơi sản xuất, bởi hiện nay các thương hiệu có tiếng đều được sản xuất, lắp ráp tại nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia..
Chọn máy tiết kiệm điện
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng máy điều hoà là máy thông thường và máy biến tần. Máy thông thường là máy nén kiểu đóng ngắt ON – OFF, khi điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng. Đặc điểm của loại máy này là nhiệt độ trong phòng dao động mạnh, máy làm việc theo chu kỳ đóng ngắt và tiêu thụ điện năng tương đối cao.

Máy biến tần là loại máy mới, hiện đại, điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi vòng quay trục khuỷu máy nén. Nhờ cách điều chỉnh này cũng như nhờ thay động cơ xoay chiều bằng động cơ một chiều, ống mao bằng van tiết lưu điện tử… nên tiêu tốn điện năng có thể giảm tới 50% so với máy thông thường. Tất nhiên giá máy này cũng đắt hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ giá vận hành giảm và vòng đời của máy cao (khoảng 13 năm).
 Nên cân nhắc về xuất xứ, thương hiệu khi mua điều hòa nhiệt độ. Ảnh minh họa
Giá cả và nguồn gốc sản phẩm
Trên thị trường, rất nhiều sản phẩm điều hòa nhiệt độ đang bày bán với mức giá thấp (từ 5-6 triệu đồng) đến các sản phẩm cao cấp (có giá 30-40 triệu đồng). Thậm chí, chỉ với 7-8 triệu đồng, người mua đã có thể tậu cho mình một chiếc điều hòa nhiệt độ hai chiều của các thương hiệu: Reetech, Electrolux, Samsung, Gree.

Ở mức giá trên dưới 10 triệu đồng, người dùng có rất nhiều lựa chọn hợp lý bởi hầu hết các thương hiệu đều cạnh tranh giành thị phần ở phân khúc này. Tùy vào nhu cầu, có thể lựa chọn một sản phẩm thuộc thương hiệu yêu thích. Tất nhiên, người mua cũng nên tham khảo và lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu có tên tuổi và đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay: Daikin, LG, Panasonic, Toshiba, Hitachi, Samsung.

Lời khuyên cho vấn đề này: nên chọn các sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Và dù lựa chọn sản phẩm của thương hiệu nào chăng nữa, hãy chọn mua sản phẩm ở các siêu thị hay cửa hàng điện máy uy tín. Ngoài việc đảm bảo rằng mình đã được mua hàng chính hãng, người dùng còn được hưởng lợi từ các dịch vụ hậu mãi. Thêm đó, các cửa hàng và siêu thị điện máy lớn liên tục có các chương trình giảm giá hay tặng quà hấp dẫn nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng.

Ưu và nhược điểm của điều hòa tủ đứng

Ưu và nhược điểm của điều hòa tủ đứng

Cập nhật: 15/02/2017
Điều hòa tủ đứng là một trong những loại Điều hòa đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Với những tính năng thông minh tạo nên sự khác biệt so với các loại điều hòa khác đã giúp Điều hòa tủ đứng chiếm được sự tin cậy ưa chuộng của người tiêu dùng.
Hiện nay thị trường Điều hòa có nhiều loại mang đến cho người tiêu cùng nhiều lựa chọn như: Điều hòa âm trần, Điều hòa tủ đứng, Điều hòa treo tường. Với mỗi loại Điều hòa sẽ mang đến cho người sử dụng sự trải nghiệm mới mẻ khác biệt và phù hợp với từng không gian phòng. Mặc dù tất cả các loại Điều hòa đều giúp chúng ta cải thiện không khí nơi làm việc và mang lại cho chúng ta một không gian làm việc hiệu quả nhưng mỗi loại Điều hòa sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. 
1.Điều hòa tủ đứng là gì?
Hiện nay, trang bị Điều hòa cho căn hộ gia đình, văn phòng làm việc là một nhu cầu phổ biến. Và Điều hòa tủ đứng với những đặc tính ưu việt vừa đủ công suất vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của máy vừa phù hợp với kiến trúc nội thất đã làm hài lòng rất nhiều người tiêu dùng.
Điều hòa tủ đứng là máy có công suất trung bình. Công suất của máy từ 18.000 Btu/h ÷ 100.000 Btu/h.
Đây là loại Điều hòa có thiết kế gồm dàn nóng, dàn lạnh và hệ thống ống đồng, dây điện nối giữa chúng.
Dàn nóng
Dàn nóng trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa. Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.
Dàn lạnh
Dàn lạnh có cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước.
2. Ưu và nhược điểm của Điều hòa tủ đứng
2.1. Ưu điểm của Điều hòa tủ đứng
  • Có khả năng làm mát phòng có không gian lớn, lượng gió mát đồng đều hơn so với máy treo tường.
  • Hoạt động ổn định liên tục.
  • Chịu được tải cao, thích hợp cho những nơi đông người.
  • Thổi lưu lượng gió đối lưu mạnh hơn so với các loại Điều hòa treo tường.
  • Quạt thổi của dàn lạnh bên trong điều hòa có kích thước lớn hơn so với loại Điều hòa treo tường, lốc máy sử dụng thường là loại lốc piston, còn loại Điều hòa treo tường là lốc máy gale nên tính ổn định của điều hòa tủ đứng cao hơn, ít bị hư hỏng.
  • Dễ lắp đặt, tính thẩm mỹ cao do đường ống có thể giấu kín, để thấp dưới sàn nhà khi nối với dàn nóng đặt phía ngoài.
  • Điều hòa tủ đứng có thể giúp kiến trúc sư tạo nên thẩm mỹ cho căn phòng bằng cách âm điều hòa vào tường như tủ quần áo, hoặc giấu đường ống sát tường.
2.2. Nhược điểm của Điều hòa tủ đứng
  • Khi hoạt động phát ra tiếng ồn hơn Điều hòa treo tường.
  • Kích thước của dàn lạnh và dàn nóng khá to lớn so với loại treo tường nên khi đặt cần một khoảng không gian rộng hơn.
  • Giá thành cao hơn so với các dòng Điều hòa treo tường.
  • Khó khăn khi vận chuyển
3. Lưu ý để sử dụng Điều hòa tủ đứng hiệu quả
  • Lắp đặt Điều hòa nâng cao hiệu quả sử dụng : Cục ngoài phải thông thoáng để giải nhiêt. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy.
  • Vận hành điều hòa hiệu quả : Không đặt nhiệt độ quá thấp. Chú ý sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.
Nguồn: egiadung.vn

Những hạn chế của điều hòa inverter

Những hạn chế của điều hòa inverter

Cập nhật: 31/12/2016
Dù có ưu điểm ở khả năng tiết kiệm điện đến 40-60% so với Điều hòa nhiệt độ truyền thống, nhưng mức giá cao cùng một số hạn chế khiến cho Điều hòa inverter chưa thực sự giành được sự ưa thích của các khách hàng bình dân.
Hạn chế đầu tiên của Điều hòa inverter nằm ở việc nó thường cho thời gian làm lạnh chậm hơn so với điều hòa thông thường. Lý do là vì cơ chế biến tần của điều hòa Inverter khiến nó mất khá nhiều thời gian để phát huy công suất làm lạnh theo thiết kế.
Ngoài ra, một nhược điểm cố hữu của Điều hòa inverter là sản phẩm này rất “kén” điện áp, do vậy do không thích hợp để lắp đặt ở những nơi có nguồn điện chập chờn, kém ổn định. Nguyên nhân là vì Điều hòa inverter được điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử phức tạp, khá nhạy cảm với những biến động đột ngột của dòng điện. Trong khi đó, những mẫu Điều hòa thông thường có thể dễ dàng được lắp đặt ở ở nhiều điện áp khác nhau.
Điều này còn dẫn đến một hệ quả khác. Chính vì sở hữu trong mình quá nhiều linh kiện điện tử phức tạp nên khi xảy ra sự cố hỏng hóc, việc sửa chữa các máy điều hòa Inverter là khá khó khăn. Trong khi đó, việc sửa chữa, bảo trì những mẫu Điều hòa thông thường là việc vô cùng dễ dàng, vì linh kiện của chúng đơn giản và phổ biến hơn. Dù các nhà sản xuất đã tính toán trước điều này bằng việc cung cấp cho khách hàng mua Điều hòa inverter những chế độ bảo hành dài hạn, nhưng đây lại chính là nguyên nhân “đội” giá sản phẩm lên đáng kể.

Cách khắc phục điều hòa kêu to bất thường

Cách khắc phục điều hòa kêu to bất thường

Cập nhật: 30/12/2016
Điều hòa kêu to khi vận hành là một trong những vấn đề mà các gia đình thường gặp phải khi sử dụng. Tuy không phải là lỗi hư hỏng nghiêm trọng, nhưng tiếng ồn to sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc thời gian nghỉ ngơi của gia đình.
Điều hòa bị đặt kênh, lệch cân bằng
Trong quá trình hoạt động, Điều hòa rung lắc khá nhiều khiến các ốc vít bị lỏng sau một thời gian sử dụng. Điều này khiến cho máy va đập vào tường gây ra tiếng ồn lớn và khó chịu. Người dùng chỉ cần siết chặt lại ốc vít, hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của thợ bảo dưỡng để kiểm tra lại toàn bộ máy.
Quạt gió bị bẩn
Nếu như Điều hòa không được bảo dưỡng vệ sinh thường xuyên thì quạt gió sẽ bị bám rất nhiều bụi bẩn. Đây chính là nguyên nhân thường thấy gây ra tiếng kêu của Điều hòa, cũng như làm giảm hiệu năng làm mát của máy. Người dùng nên gọi thợ bảo dưỡng định kỳ cho Điều hòa, hoặc có thể tự thực hiện công việc này. Các dòng sản phẩm Điều hòa hiện nay đều được thiết kế tối ưu, tiện lợi cho việc vệ sinh máy thường xuyên.
Các bước rất đơn giản, người dùng chỉ cần tháo hoặc nhấc nắp ở mặt trước Điều hòa lên, sau đó lau chùi cánh đảo gió, các tấm lọc và dàn tản nhiệt. Sau khi vệ sinh, không những hiện tượng máy kêu to được khắc phục, mà luồng gió từ Điều hòa thổi ra sẽ mạnh và sạch sẽ hơn rất nhiều.
Điều hòa bị lắp đặt sai quy cách
Nếu tường lắp Điều hòa quá mỏng hoặc lồi lõm cũng sẽ gây nên tiếng ồn khi Điều hòa hoạt động. Để khắc phục người dùng có thể chèn thêm một miếng lót vào giữa Điều hòa và mảng tường. Bên cạnh đó, để không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của dàn nóng Điều hòa, người dùng cần lắp dàn nóng ở mảng tường riêng biệt với dàn lạnh. Nếu hai dàn nóng và dàn lạnh của Điều hòa được lắp đấu lưng vào nhau trên cùng một bức tường, hiện tượng cộng hưởng âm thanh của hai dàn này khi hoạt động sẽ tạo ra tiếng ồn khá khó chịu.
Cửa đóng mở Điều hòa bị nứt
Đây cũng là nguyên nhân khiến quạt gió của Điều hòa khi thổi sẽ gây ra tiếng kêu lớn. Đối với vết nứt nhỏ người dùng có thể sử dụng keo chuyên dụng để dán. Nhưng nếu cửa đóng mở có vết nứt khá lớn, người dùng nên thay cửa mới để khắc phục tiếng kêu, đồng thời đảm bảo được an toàn khi sử dụng.
Các lưu ý khác khi sử dụng
Khi Điều hòa đang hoạt động, nếu như nghe thấy có tiếng nước chảy là do lọt ẩm trong đường ống. Người dùng cần gọi thợ đến nạp gas, hút chân không và thổi nitơ. Bên cạnh đó, khi Điều hòa vừa khởi động hoặc ngay khi tắt máy, nếu như có tiếng rắc rắc trên dàn lạnh thì người dùng không phải lo lắng. Vì đây là hiện tượng bình thường, do nhiệt độ thay đổi quá nhanh, khiến lớp vỏ nhựa của Điều hòa giãn nở lập tức, gây nên tiếng kêu này.

Nguyên nhân và cách khắc phục khi điều hòa bị chảy nước

Rắc rối khi Điều hòa bị chảy nước Máy Điều hòa bị chảy nước sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và tác hại. Điều hòa chảy nước sẽ khiến cho că...